Gà đông tảo loài giống gà quý có từ lâu ở Hưng Yên, thịt thơm có mùi vị đặc trưng nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo mau lớn và cách phối trộn thức ăn cho gà để đàn mau lớn cho năng suất cao.
1. Xây chuồng nuôi gà Đông Tảo
1.1 Chọn giống gà Đông Tảo
– Đối với gà trưởng thành: Chọn những con giống khỏe, chân to, đỏ thẳng đều đảm bảo chân không bị phù. Mặt, mũi ngoại hình cân đối, lông mượt.
– Đối với gà con:
1.2 Làm chuồng nuôi gà Đông tảo
– Để làm chuồng nuôi gà Đông Tảo sẽ có 3 mô hình làm chuồng để bạn lựa chọn:
- Nếu diện tích lớn: Đây là điểm lợi thế để nuôi gà theo mô hình thả vườn, chúng có thể vận động cho thịt ngon và săn chắc hơn, chân vì thế mà cũng to hơn.
- Nếu diện tích hẹp hơn: xây dựng mô hình vừa nuôi nhốt vừa thả ở khoảng sân sẵn có
- Nếu không có diện tích: Mô hình chăn nuôi gà sẽ là nuôi nhốt hoàn toàn.
– Một vài lưu ý khi làm chuồng nuôi gà Đông Tảo:
- Xây chuồng ở nơi cao ráo, tránh gió lùa, ấm vào mùa đông mát vào mùa hè.
- Có thể tận dụng tre, nứa dựng làm chuồng
- Nền chuồng nên đổ xi măng dễ vệ sinh và tránh bị đọng nước.
- Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống xung quanh khuôn viên chuồng đảm bảo đầy đủ cung cấp số lượng cho gà.
- Rải trấu hoặc mùn cưa và dùng men vi sinh để xử lý phân. Trung bình, khoảng 6 tháng thay đệm lót 1 lần.
- Tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho gà từ giai đoạn gà con đến khi trưởng thành.
1.3 Chế độ dinh dưỡng ở gà Đông Tảo
Ở từng giai đoạn phát triển, người nuôi nên tách đàn theo chế độ riêng ứng với mục đích khai thác gà khác nhau:
- Đối với gà Đông Tảo nuôi thịt:
Giá gà Đông Tảo Thịt rất cao nên người chăn nuôi phải vô cùng chú ý đến hiệu quả công việc. Trong giai đoạn này, gà cần bổ sung thêm tinh bột và chất xơ để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tạo cơ bắp, tạo thịt cho gà nhanh lớn.
- Đối với gà Đông Tảo giống:
Đặc điểm của gà Đông Tảo thuần chủng giống trong giai đoạn này cần bổ sung thêm canxi để cung cấp cho quá trình tạo trứng. Chú ý cho gà ăn thêm các loại giá mầm, bổ sung thêm chất thúc đẩy cơ quan sinh sản phát triển.
2. Kỹ thuật nuôi gà đông tảo
2.1 Kỹ thuật nuôi gà sinh sản
– Khi gà mới sinh được 1 ngày tuổi, nên cho chúng ăn tấm hoặc có thể ăn bắp nhuyễn để ổn định tiêu hóa kết hợp bổ sung đường và vitamin C vào trước nước cho gà uống. Những ngày tiếp theo có thể cho gà ăn cám công nghiệp (độ đạm trên dưới 20%).
– Thường xuyên quan sát hoạt động điều chỉnh nhiệt độ chiếu sáng, cùng lượng thức ăn hằng ngày.
– Vệ sinh lồng úm sạch sẽ
2.2 Giai đoạn gà từ 1 – 2 tháng tuổi
– Ở giai đoạn này cần đảm bảo ủ điện chiếu sáng và ban đêm.
– Cơ thể gà đã bắt đầu phát triển, thời gian này có thể cho gà thả vườn từ để có không gian vận động.
– Gà được 1 tháng tuổi có thể cho ăn thức ăn công nghiệp độ đạm loại 15%, có thể cung cấp thêm 1 lượng nhỏ các loại ngũ cốc: thóc, cám, đạm động vật như trùn, giun… trước khi đi ngủ.
2.3 Giai đoạn gà từ 3 tháng trở lên
– Ở giai đoạn này gà phát triển nhanh cả về trọng lượng và kích thước. Bà con có thể phân chia lại chuồng tạo không gian hoạt động.
– Tăng lượng thức ăn dinh dưỡng cho gà, khẩu phần ăn của gà Đông Tảo cần bổ sung thêm tấm, cám, lúa,… và thêm rau thái nhỏ trộn lẫn để gà phát triển tốt hơn.
3. Một số lưu ý khi nuôi gà đông tảo
3.1. Gà đông tảo mấy tháng thì ăn được ?
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo cho gà trưởng thành khi đã có khối lượng khá nặng và khỏe mạnh. Thức ăn chủ yếu là lúa, ngô để nguyên hạt trộn thêm rau cắt nhỏ.
– Khi được hơn 5 tháng tuổi gà Đông Tảo đã có thể bắt đầu đẻ được. Tuy nhiên, ở giống gà này vì kích thước to lớn, vụng về gây khá nhiều khó khăn trong việc ấp trứng ở gà mái.
3.2 Phòng chống dịch bệnh
– Chăn nuôi gà hay gà Đông Tảo thì đều có nguy cơ bị nhiều bệnh khác nhau. Điển hình như dịch tả, cấu trùng, lỵ, tiêu chảy…. Những mầm bệnh này lây tăng nguy cơ tử vong ảnh hưởng đến kinh tế.
– Chính vì vậy, để phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gà Đông Tảo bà con cần lưu ý:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
- Dùng mùn cưa hay vỏ trấu làm đệm lót
- Làm sạch dụng cụ, thiết bị chăn nuôi
3.2 Trộn thức ăn cho gà đông tảo
Thức ăn cho gà Đông Tảo chủ yếu gồm cám trộn với cơm, gạo tấm, hoặc bắp nghiền, lúa xay., rau băm nhỏ… cung cấp đủ khoáng và dưỡng chất cần thiết cho gà. Để thuận tiện trong quá trình chăn nuôi bà con nên ứng dụng máy móc vào chế biến thức ăn chăn nuôi như:
3.2.1 Máy băm chuối
Thức ăn xanh là một trong những nhóm thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của gà Đông Tảo thuần chủng. Thay vì mất thời gian ngồi hàng giờ để băm thái nhỏ nguyên liệu, thì những chiếc máy băm chuối sẽ thay thế bà con làm việc chỉ mất chưa đến 1 phút đồng hồ.
>>>> Xem chi tiết tại đây: MÁY BĂM CHUỐI
Máy trộn công nghiệp
Việc sơ chế chuẩn bị thức ăn chăn nuôi đã quá vất vả rồi, công đoạn cuối cùng hãy để máy trộn thực hiện không mất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo năng suất. Hệ thống cánh đảo trộn đều nguyên liệu trước khi đi ra cửa xả dù là bột khô hay bột ẩm.
>>>Xem chi tiết máy trộn công nghiệp tại đây: MÁY TRỘN
3.2.3 Máy ép cám viên
Nguyên liệu sau khi trộn, thông thường bà con sẽ cho chúng ăn ngay vì hỗn hợp lộn xộn nên thức ăn còn rơi vãi gây lãng phí. Do đó, thay đổi cách ăn cho gà bằng việc ép viên sẽ giúp chúng dễ ăn – dễ hấp thụ hơn.
Để sản xuất loại thức ăn này không quá khó, nhất là khi nhà bà con đã sở hữu máy ép cám viên S270. Nguyên liệu ép viên không quá kén chọn, bà con có thể trộn đều hỗn hợp bột cám, rau xanh, cua cá, ốc, ngô hạt trong 1 lần ép.
Viên cám sau khi ép đúng quy cách ít bị hấp hơi, bảo quản lâu hơn, tỷ lễ rơi vãi và tốn thời gian được cải thiện.
>>>Xem chi tiết máy ép cám viên tại đây: MÁY ÉP CÁM VIÊN
Trên đây là một số chia sẻ tới bà con về kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo mau lớn tăng năng suất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.
Chúc bà con thành công !