Nước cốt dừa nguyên liệu ưa thích của chị em phụ nữ làm tăng hương vị món ăn nhưng để làm chúng lại mất nhiều thời gian lỉnh kỉnh.
Nhằm giúp bạn có được nước cốt dừa ngon đặc quyện. Trong khuôn khổ bài viết này hãy cũng chúng tôi tìm hiểu cách làm nước cốt dừa nguyên chất cả bằng tay và bằng máy đơn giản. Qua đó, có thể lựa chọn cho mình phương pháp thích hợp.
1. So sánh giữa ép nước cốt thủ công và sử dụng máy công nghiệp
1.1 Giống nhau
– Đáp ứng mục đích ép dừa lấy tinh dầu phục vụ nhu cầu chế biến.
– Dừa khô trước khi ép cần phải xay nhỏ trước.
– Thành phẩm đạt được có màu trắng, mùi thơm béo đặc trưng của dừa.
1.2. Khác nhau
- Ép dừa theo phương pháp thủ công:
– Chủ yếu làm bằng tay nên không tốn nhiều chi phí.
– Không phải bận tâm về bảo trì, bảo dưỡng máy móc.
– Lỉnh kỉnh mất nhiều thời gian chuẩn bị
– Năng suất thu về ít, chỉ thích hợp làm cho nhu cầu gia đình.
- Ép dừa bằng máy chạy bằng điện
– “1 giờ – 1 người” cân cả quá trình cho năng suất cao gấp nhiều lần so với phương pháp thủ công.
– Quá trình vận hành tự động hạn chế tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến thành phẩm.
– Bỏ ra một khoản kha khá chi phí đầu tư ban đầu.
2. Hướng dẫn cách làm nước cốt dừa ngon như quán chè
2.1. Cách làm nước cốt dừa bằng tay
2.1.1. Nguyên liệu
– Cơm dừa: 1 kg
– Nước đun sôi để nguội: 400ml – 500ml
– Khăn trắng sạch hoặc rây lọc
– Lọ đựng, lọ thủy tinh
2.1.2. Các bước tiến hành
– Lựa chọn những trái dừa khô bánh tẻ không quá non, lấy hết nước bên trong rồi tách nạo sẵn cùi trắng vào bát đựng.
– Đem phần cùi trắng đã nạo vào xay nhỏ. Sau đó, cho ít nước nóng và để yên khoảng 10 phút, dùng tay nhào trộn thật kỹ để tiết lượng tinh dầu nhiều nhất có thể.
– Bạn dùng khăn hay màng lọc vắt thật mạnh để lấy nước cốt dừa.
– Đến đây là công đoạn của bạn đã gần hoàn thiện, nhưng để ngon hơn bạn cho phần nước cốt dừa này vào đun nóng, cho một chút muối và bột năng đến khi có độ sánh.
– Cuối cùng, để thành phẩm nguội rồi cho vào hũ hoặc lọ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát, dùng được trong khoảng 2- 3 tuần.
2.2 Cách làm nước cốt dừa bằng máy
Việc ứng dụng máy móc vào chế biến sẽ rút bớt thời gian, bạn không cần tốn nhiều công sức mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Có 2 cách cho bạn lựa chọn:
2.2.1. Máy ép nước cốt dừa bằng tay
Nếu số lượng dừa bạn làm không quá nhiều, hay chỉ mới tập kinh doanh nhỏ thì nên dùng dụng cụ ép đó là máy ép dầu bằng tay sẽ bớt chi phí hơn.
– Về nguyên liệu chuẩn bị vẫn là: dừa, nước nóng và máy ép dừa bằng tay.
- Các bước thực hiện:
– Cách làm nước cốt dừa bằng máy ép dầu bằng tay thì không khác nhiều như phương pháp thủ công. Tuy nhiên, thay vì dùng tay vắt lấy nước cốt, bạn dùng dụng cụ dựa vào sức ép của trục ép kiệt lấy nước cốt.
Bọc chỗ dừa xay trong vải rồi cho vào bên trong khoang chứa
Xoay trục ép chặt cơm dừa lại cho nước cốt dừa chảy ra qua màng lọc xuống máng xả ra ngoài
Thành phẩm thu được sau khi ép
2.2.2. Máy ép nước cốt dừa chạy bằng điện
– Kết nối máy với nguồn điện, bật công tắc cho máy ép nước cốt dừa công nghiệp chạy không tải 5 – 7 giây kiểm tra ổn định động cơ.
– Cho nguyên liệu lên toa, từ từ gạt chúng xuống trục ép không phải cố gắng đẩy nhanh một khối lượng lớn, vì có thể làm kẹt máy.
– Trường hợp, máy bị kẹt bạn nên xoay công tắc ngược chiều kim đồng hồ để đùn dừa ngược lên.
– Tắt máy ép vệ sinh sau khi sử dụng
Hướng dẫn bảo quản dầu dừa lâu ngày
Sau khi đã hoàn tất các bước và thu được lượng dầu kha khá, để sử dụng được lâu dài bạn cần biết cách bảo quản sao cho đúng cách:
- Nên bảo quản tinh dầu trong lọ thủy tinh có nắp đậy chặt kín
- Đặt lọ ở nơi khô thoáng nên để trong tủ lạnh
- Ở nhiệt độ ngoài không khí dầu sẽ tan màu trong còn khi ở nhiệt độ dưới 24 độ dầu sẽ đông lại thành khối màu trắng.
- Tránh để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trên đây là một số chia sẻ tới các bạn hướng dẫn cách làm nước cốt dừa ngon như ngoài tiệm ngay tại nhà. Hy vọng bài viết đem cung cấp những thông tin hữu ích. Để biết thêm thông tin chi tiết về máy ép dầu dừa công nghiệp quý khách hàng vui lòng truy cập: MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Cảm ơn bà con đã quan tâm đến sản phẩm công ty !