Làm sao cho đà điểu đẻ nhiều trứng, sản xuất nhiều thịt là câu hỏi mà bất kỳ ai đã và đang có ý định xây dựng mô hình chăn nuôi quan tâm. Để làm được điều đó kỹ thuật nuôi đà điểu giữ vai trò quyết định.
Trong khuôn khổ bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin cần thiết cho bà con về cách chăn nuôi đà điểu hiệu quả và đúng cách.
1. Đà điểu ăn gì ?
1.1 Thức ăn cho đà điểu
Đà điểu là loài động vật hoang dã có nguồn gốc châu Phi, được thuần hóa về nuôi, có tập tính ăn tạp và rất phàm ăn như:
- Thức ăn xanh
– Chúng có thể ăn các loại cỏ mà ta dùng để nuôi trâu bò nhất là cây hộ đậu.
– Ở nước ngoài, người ta nuôi đà điểu với giống cỏ linh lăng, cỏ chân chim, cỏ lúa mạch giúp chúng ăn ngon miệng.
– Nếu sân chơi của đà điểu có bãi cỏ mọc tự nhiên thì chúng có thể tự ăn cỏ mà không cần bổ sung thêm thức ăn xanh.
- Cát – sỏi
– Nghe thật kỳ lạ nhưng cát – sỏi lại là loại thức ăn ưa thích của chúng. Giúp bộ máy tiêu hóa của đà điều hoạt động mạnh hơn, nếu không cung cấp đủ sẽ khiến chúng bị khó tiêu.
- Nước:
– Với thân hình khá to lớn nên chúng tiêu thụ một lượng nước lớn, trung bình mỗi ngày khoảng 4 – 7 lít/ngày.
– Sử dụng nước sạch như nước máy, nước giếng khoan hay nước mưa, tránh dùng nước ao, sông, hồ.
Thức ăn của đà điểu khá đơn giản, dễ kiếm, bà con có thể dùng chung thức ăn với các loại gia cầm. Tuy vậy ở mỗi giai đoạn phát triển thì khẩu phần ăn của chúng cần có sự thay đổi sao cho phù hợp.
1.2 Cho đà điểu ăn như thế nào cho đúng
– Giai đoạn từ 1 – 3 ngày tuổi: đà điểu ăn ít chủ yếu là uống nước, thường ngủ dưới bóng đèn, từ ngày thứ 3 chở đi chúng bắt đầu mổ thức ăn.
– Giai đoạn 1 tháng tuổi: tần suất ăn của chúng 6 lần/ ngày.
– Giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi: Số lần ăn giảm xuống còn 4 – 5 lần/ ngày.
– Giai đoạn từ 3 tháng tuổi: Số lần ăn giảm một nửa chỉ khoảng 2 – 3 lần/ngày.
- LƯU Ý:
– Thức ăn tinh và rau xanh là nhóm thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày.
– Có thể cho đà điểu ăn cám viên đảm bảo đà điểu được ăn cả thức ăn tinh và rau xanh.
– Đà điểu con không phân biệt được thức ăn và vật lạ, nên để thức ăn trong lòng bàn tay hoặc đưa ngang trước mặt, khi đó chúng sẽ chủ động tự mổ.
2. Kỹ thuật nuôi đà điểu
2.1 Kỹ thuật nuôi đà điểu con
Giai đoạn từ khi đà điểu mới sinh đến khi đạt 3 tháng tuổi, đây là giai đoạn nền móng trong quá trình sinh trưởng sau này nên vô cùng quan trọng.
- Nhiệt độ và độ ẩm
– Sau 24 giờ đà điểu được đưa vào quây úm, bộ lông chưa đầy đủ điều hòa thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho chúng.
[su_table]
Tuần tuổi | Nhiệt độ | Độ ẩm tốt nhất |
Mới nở | 32 – 350 C | 60 – 70 % |
1 tuần | 30 – 320 C | 70% |
2 tuần | 28 – 300 C | 70% |
3 tuần | 24 – 260 C | 70% |
4 tuần | 22 – 230 C | 70% |
> 5 tuần | 220 C | 70% |
[/su_table]
– 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra ngoài để vận động và tắm nắng.
– Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3w/m2.
- Chuồng úm
– Chuồng úm đủ ánh sáng có ánh nắng mặt trời, mặt bằng cao ráo, hệ thống thoát nước tốt.
– Khoảng sân rộng khoảng 50m cho đà điều con có thể vận động.
– Tính năng chạy của đà điều rất quan trọng, vì vậy khi nhốt trên nền đất cứng, trơn sẽ làm chân chúng biến dạng. Trong thời gian từ 1 – 2 tuần đầu nền nhà được lót rơm hoặc trải thảm mềm. Sau 3 tuần có thể chuyển sang dùng trấu, cát khô…
– Mật độ: Phân bổ 20 – 25 con/ quây úm lứa từ khi mới xuống chuồng đến 1 tháng tuổi.
- Máng ăn – máng uống
– Dùng chất liệu bằng nhựa hoặc cao su không dùng máng có các góc nhọn sắc.
– Nguồn nước phải sạch, đảm bảo cho đà điểu uống đủ nước.
- Thức ăn
– Trong giai đoạn này, ta nên tập cho chúng ăn rau cỏ từ những ngày đầu chúng mới tập ăn, có điều cần băm nhuyễn hơn để chỗ thức ăn này có thể cái mỏ nhỏ xíu của chúng.
– Mỗi ngày chỉ cho chúng ăn ít cát tránh cho quá nhiều, vì cát chỉ giúp bao tử chim nghiền nát thức ăn.
2.2 Kỹ thuật nuôi đà điểu thịt
- Chuồng trại
– Giai đoạn này đà điểu hầu như ở ngoài trời, vốn là loại sống ở xa mạc nên thường xuyên tắm cát để làm sạch cơ thể và loại bỏ ký sinh trùng ngoài da.
– Kích thước sân chơi 5×80 – 100m, nền sân ngoài thảm cỏ phải có chỗ lót cát.
– Hạn chế độ ồn vì hệ thần kinh của chúng rất nhạy cảm, dễ bị kích động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt.
– Mật độ: Việc phân bổ tùy thuộc theo trọng lượng hay lứa tuổi, trung bình mỗi nhóm dao động 15 – 20 con.
- Máng ăn – máng uống
– Sử dụng máng bằng gỗ được đóng cố định ở độ cao 0.6 – 0.8m tránh bị chúng đạp đổ và việc ăn cũng dễ dàng hơn.
– Phân bổ 4 – 5 con/1 máng ăn.
– Đảm bảo nước sạch, mỗi ngày thay nước và vệ sinh máng 1 lần.
- Chế độ dinh dưỡng
– Giai đoạn từ 4 – 12 tháng tuổi bà con cần chú ý nhu cầu đạm và các vitamin đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
– Bổ sung thêm rau, cỏ xanh tự do để giảm giá thành. Thức ăn xanh của chúng có thể dùng: các loại rau xanh, bắp cải, cỏ voi,…. Tốt nhất nên dùng máy băm cỏ để băm nhỏ – đều chúng điều này sẽ giúp đà điểu dễ ăn hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.
– Nuôi đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi.
2.3 Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
2.3.1 Giai đoạn nuôi dò và hậu bị
– Giai đoạn nuôi dò từ 4 – 12 tháng tuối chăm sóc như nuôi thịt, lượng thức ăn vẫn phải đảm bảo.
– Giai đoạn nuôi hậu bị từ 13 – 20 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều hơn mức ăn giảm xuống.
[su_table]
Tháng tuổi | Khối lượng (kg/con) | Thức ăn tinh (kg/con/ngày) | Thức ăn xanh (kg/con/ngày) |
4 | 36 | 0.9 | 0.8 |
5 | 47 | 1.0 | 1.2 |
6 | 59 | 1.1 | 1.2 |
7 | 72 | 1.2 | 1.2 |
8 | 80 | 1 | 1.2 |
9 | 88 | 1.3 | 1.3 |
10 | 94 | 1.4 | 1.5 |
11 | 97 | 1.5 | 1.5 |
12 | 108 | 1.6 | 1.5 |
13 | 111 | 1.6 | 1.5 |
14 | 117 | 1.6 | 1.5 |
15 -24 | 120 – 130 | 1.2 – 1.5 | ăn thả tự do |
[/su_table]
2.3.2 Giai đoạn sinh sản
- Kỹ thuật sinh sản
– Đà điểu thường đẻ từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau, mất khoảng 4 tháng để chúng nghỉ đẻ và thay lông.
– Thời gian sinh sản khoảng 14h – 19h, bố trí người thu trứng tránh để đà điểu giẫm vỡ hay dính nước làm hỏng trứng.
– Đà điểu thường đẻ thành từng đợt, thường mỗi đợt được 8 – 10 quả rồi nghỉ 10 ngày rồi mới đẻ tiếp.
- Chuồng trại
– Đảm bảo nơi ăn ở, cho đà điểu sinh sản, chuồng nuôi đảm bảo có ánh nắng mặt trời, thoáng mát,khu vực xung quanh yên tĩnh.
– Thiết kế chuồng có mái che với kích thước 3x5m trong đổ cát để đà điều có thể vào đẻ.
– Có khoảng sân rộng để chúng có thể chạy.
- Nhu cầu dinh dưỡng
– Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến năng suất trứng, tỷ lệ phôi và ấp nở.
– Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phẩn
+ Protein: 16% – 16,5%
+ Năng lượng: 2600 – 2650 (kcal)
+ Lizin: 1,0 – 1,1 (%)
+ Methionin: 0,4 – 0.5 (%)
+ Ca: 2,8 – 3,0 (%)
+ P: 0,45 – 0,48%
+ Cùng các vitamin khác: vitamin A; Vitamin D; Vitamin E….
– Định lượng cho ăn trung bình khoảng 1,5 – 1,8 kg/con tùy vào từng thời điểm đầu vụ hay cuối vụ.
– Thức ăn xanh vẫn là các loại rau xanh, cỏ voi, cỏ ghi-ne. Ngoài ra, khi đà điểu đã lớn thì có thể cho ăn cám tự chế từ các nguyên liệu sẵn có từ địa phương như ngô, khoai, sắn, thóc, cám, bột cá,….kết hợp thức ăn xanh rồi đem đi ép thành viên với máy ép cám viên.
Việc cho đà điểu ăn cám viên vừa đảm bảo dinh dưỡng đồng thời hạn chế rơi vãi gây lãng phí khi ăn.
3. Giá đà điểu trên thị trường hiện nay
3.1 Giá đà điểu giống
Giá giống đà điểu chênh lệnh phụ thuộc vào số ngày tuổi, trọng lượng và một vài yếu tố khác.
Bà con tham khảo giá giống đà điểu theo lứa tuổi hiện nay
[su_table]
Số thứ tự | Tên sản phẩm | Giá bán |
1 | Đà điểu con giống loại từ 1 – 7 ngày tuổi | 1.5 – 1.65 triệu đồng/con |
2 | Đà điểu con giống loại 30 ngày tuổi | 1.8 – 2.1 triệu đồng/con |
3 | Đà điểu con giống loại 50 – 60 ngày tuổi | 2.1 – 2.5 triệu đồng/con |
4 | Đà điểu con giống loại 80 – 90 ngày tuổi | 2.7 – 2.9 triệu đồng/con |
[/su_table]
– Ngoài ra, nếu xét giá theo cân nặng con giống, thì theo một số chủ trang trại trọng lượng trung bình 0.8 – 1 kg là 1,5 triệu đồng; con giống nặng 3 – 4 kg tầm 2 – 2,3 triệu đồng, giá sẽ tăng dần theo trọng lượng.
3.2 Giá đà điểu thịt
– Trung bình, 1 con trưởng thành có trọng lượng khoảng 80kg – 100 kg/con có giá tầm 13 – 13,5 triệu đồng.
– Còn người tiêu dùng chủ yếu mua thịt về để dùng để chế biến thức ăn, nên tùy vào bộ phận nào mà giá của chúng có sự chênh lệch.
3.3 Giá trứng đà điểu
- Trứng đà điểu
– Trứng đà điểu sau khi thu hoạch được đưa vào phòng bảo quản, sau 1 tuần kiểm tra nếu không có phôi ( trống) trứng loại, sẽ được chuyển sang phòng trứng thương phẩm.
– Trung bình giá giao động khoảng 200.000 – 250.000 đồng/quả.
- Trứng đà điểu giống
– Trứng đà điểu có phôi ( trống) phát triển bình thường, có hình dạng, kích thước, khối lượng màu sắc đảm bảo yêu cầu.
– Trung bình giá dao động khoảng 250.000 – 300.000 đồng/quả.
4. Cách phòng chống bệnh ở đà điểu
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, loại bỏ những dị vật lạ, vật sắc nhọn tránh đà điểu ăn phải.
– Phun thuốc khử trùng định kỳ loại bỏ vi khuẩn giảm thiểu mầm bệnh.
– Mật độ nuôi vừa phải tránh ô nhiễm môi trường.
– Tách riêng con bệnh điều trị bằng kháng sinh theo đường tiêm hoặc cho uống cưỡng bức.
– Tăng sức đề kháng cho đà điểu bằng Vitamin C, caltosal…
– Sử dụng liệu lượng kháng sinh theo chỉ thị của bác sĩ.
Trên đây là một số chia sẻ tới bà con kỹ thuật chăn nuôi đà điểu đẻ nhiều trứng, cung cấp siêu thịt. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích.
Để biết thêm thông tin về các dòng máy chế biến chăn nuôi đà điểu, bà con có thể truy cập: MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Cảm ơn bà con đã quan tâm đến sản phẩm của công!