Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt đơn giản, hiệu quả

Chăn nuôi cá nước ngọt đã không còn xa lạ gì với bà con nông dân? Hãy cũng Bình Quân xem qua kỹ thuật nuôi cá nước ngọt tiêu chuẩn nhé.

1. Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đó là nguồn nước sạch, không gần nơi ô nhiễm.

Ao được thiết kế chuẩn trong nuôi thủy sản có cống cấp và thoát nước. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát. Cống cấp cách đáy 0,8 – 1m, cống thoát nước nằm sát đáy ao.

2. Chọn và thả cá giống

2.1. Kỹ năng chọn cá giống:

Một yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi cá ao nước ngọt chính là chọn cá giống khỏe mạnh.

Chọn các loại cá giống mang kích thước tương đương nhau, không chọn con to, con nhỏ.

kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

Chọn những con bơi tốt, hoạt bát và có khả năng nhận biết âm thanh tốt.

Chọn cá không bị trầy xước trên thân, không bị dị tật.

Không chọn những con cá giống có biểu hiện bơi lờ đờ, chậm, có mầm bệnh.

2.2. Thả cá giống

Trước khi tiến hành thả cá giống vào ao nên để cho cá ở trong môi trường nước muối 2%

Để cá ở trong nước muối khoảng 5-10 phút để loại trừ các ký sinh trùng và xử lý nhiễm trùng tại các vết trầy xước trên thân cá

Để cá thích nghi với nước và nhiệt độ trong ao trước. Khi tiến hành thả cá, nên thả nhẹ nhàng để cá tránh bị trầy xước khi xuống ao.

3. Chuẩn bị thức ăn cho cá

Đối với kỹ thuật nuôi cá chuẩn, phương phân hữu cơ sẽ không đủ dinh dưỡng để cá có thể sinh trưởng và đạt được trọng lượng trong thời gian mong muốn.

Nên bổ sung thêm thức ăn cho cá bao gồm cả thức ăn tinh và thức ăn xanh.

Thời gian cho cá ăn nên vào khoảng sáng sớm và chiều mát.

thức ăn cho cá

Không nên cho cá ăn nhiều với số lượng lớn sẽ khiến thức ăn thừa lẫn với bùn gây lãng phí.

Hiện nay để đáp ứng nguồn thức ăn cho người nuôi  cá, thì Công ty TNHH SX&TM Bình Quân đã cho ra đời dòng máy đùn viên thức ăn chăn nuôi

máy đùn viên

Chủ động trong công đoạn chế biến và phối trộn độ dinh dưỡng khác nhau cho từng thời điểm vật nuôi phát triển.

4. Quản lý và chăm sóc cá

Lựa chọn thức ăn cho đàn cá cần phải phù hợp theo độ tuổi

Cá nhỏ cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao và giảm dần khi cá lớn

Ngoài ra, trong quá trình nuôi bà con cần theo dõi môi trường nước, mức độ ăn của đàn cá để nhận biết những dấu hiệu phát sinh dịch bệnh.

Định kỳ 20 – 30 ngày bà con tiến hành thay nước, xử lý môi trường ao nuôi bằng vôi hòa tan trong nước hoặc dùng đến chế phẩm sinh học.

5. Phòng bệnh và một số bệnh ở cá

5.1. Phòng bệnh

Để phòng bệnh cho cá, có hai yếu tố đặc biệt quan trọng là đảm bảo môi trường sống tốt và áp dụng chế độ ăn đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng cho cá:

– Không cho ăn thức ăn thừa, ôi thiu hoặc bị ẩm mốc.

hình ảnh cá nước ngọt

– Giữ nước ao trong sạch, không bị ô nhiễm.

– Trộn vitamin vào thức ăn (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) trong suốt thời gian nuôi để tăng cường sức khỏe cho cá.

5.2. Một số bệnh thường gặp ở cá

Bệnh xuất huyết đốm đỏ, Bệnh nấm thủy my, Bệnh trùng mỏ neo, Bệnh trùng bánh xe, Bệnh ngạt do thiếu khí

6. Thu hoạch

  • Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi.
  • Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).
  • Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau).

Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau.

Trên đây là bài viết về kỹ thuật chăn nuôi cá. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Trả lời

Zalo
Phone