Cần chuẩn bị những gì cho việc chăn nuôi dê đạt hiệu quả cao

1.Tìm hiểu về con dê

Nuôi dê dễ hơn chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác, không mất công chăm sóc như các con vật khác.

Dê thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, dê sử dụng nguồn thức ăn từ cỏ cây và tận dụng được nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp là chủ yếu, ít sử dựng thức ăn tinh.

2.Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay thịt dê, sữa dê, vú dê, huyết dê, đều là những sản phẩm quý hiếm, chất lượng cao, thơm ngon và bổ dưỡng.

Sữa dê dùng thường xuyên có thể phòng và trị bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, hen suyễn cho trẻ em và bồi dưỡng sức khỏe cho người lớn tuổi

Dê còn cung cấp phân bón cho trồng trọt và thức ăn cho nuôi trồng thủy sản rất tốt.

Chính vì vậy, chăn nuôi dê là ý tưởng rất khả thi và có hiệu quả kinh tế cao, bạn có thể nuôi dê thịt, dê sữa hoặc dê sinh sản, dê nuôi nhốt, nuôi dê thả đồi…

3. Những điều kiện quan trọng khi nuôi dê

kỹ thuật chăn nuôi dê

3.1.Chuẩn bị vốn

Chăn nuôi dê không cần nhiều vốn, quay vòng vốn rất nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên

Vốn ít thì mua con giống ít và nhân giống dần, vốn nhiều thì mua số lượng con giống nhiều hơn

3.2.Vị trí trang trại

Vị trí trang trại cũng rất quan trọng, Nên chọn nơi vừa rộng rãi, nguồn nước đảm bảo, khí hậu phù hợp.

Chọn vị trí thuận lợi về giao thông để có thể dùng phương tiện vận tải lớn để chuyên chở sản phẩm và dự trữ thức ăn, phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi…

3.3. Làm chuồng trại

Chuồng trại: Phải đảm bảo ở nơi khô ráo, sạch sẽ thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt.  

Nền chuồng phải phẳng để dễ vệ sinh, có rãnh thoát phân và nước tiểu. Chuồng dê tốt nhất nên làm hướng Đông Nam để mát về mùa hè ấm về mùa đông.

chăn nuôi dê chuồng trại

Cũi, lồng, chuồng dê: có thể làm bằng tre, gỗ tận dụng vật liệu sẵn có.

Sân chơi: là phần nền đất, tiếp giáp với chuồng có hàng rào bảo vệ. Khu vực sân chơi phải thoáng mát, có bóng râm, phẳng không đọng nước.

3.4. Lựa chọn dê

Chọn giống dê cái:

– Ngoại hình: Chọn những dê có ngoại hình đẹp, mình nở rộng, ngực sâu, thân hình cân đối khỏe mạnh, da mềm, lông bóng. Bầu vú nở rộng, cân đối, núm vú dài và đưa về phía trước có nhiều mạch máu nổi trên bầu vú

– Khả năng sinh sản: Khoảng cách lứa đẻ đều đặn, số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống cao.

– Khả năng sinh trưởng: chọn những con có chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn những con khác trong đàn tại thời điểm sơ sinh, lúc 6 tháng tuổi, lúc phối giống, tuổi đẻ lứa đầu tiên.

 

Chọn giống dê đực:

Chọn những con đực có ngoại hình đẹp, đầu cổ kết hợp hài hòa, thân mình cân đối khỏe mạnh, 4 chân vững chắc, hai dịch hoàn to đều, dáng nhanh nhẹn, tính hăng tốt.

4.Thức ăn cho dê

Thức ăn cho dê rất đa dạng gồm: các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây (so đũa, mít, chuối, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt….)

Phế phẩm nông nghiệp (rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu…), các loại củ quả (khoai lang, bí đỏ, chuối…), thức ăn tinh, thức ăn khoáng.

thức ăn chăn nuôi

Trong trang trại của mình bạn có thể trồng một số cây làm thức ăn cho dê như Cỏ voi, ngọn mía, dâm bụt, lá mít… và các thức ăn khác

Sử dụng máy băm cỏ để có thể băm nhỏ thân cây ngô, cỏ voi

các dòng máy băm cỏ

5. Những lưu ý khi chăn nuôi dê:

Trong quá trình chăn nuôi cần chăm sóc dê theo từng giai đoạn và chú ý các bệnh dịch dê hay mắc phải để kịp thời cứu chữa, tránh thất thoát trong chăn nuôi.

Theo dõi sức khoẻ đàn dê hàng ngày, không cho dê ăn thức ăn ướt, dính nước mưa, bùn đất.

Cho dê uống nước sạch có bổ sung thêm một ít muối.

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, sân chơi, máng ăn, uống hàng ngày, tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi 2 tuần/lần.

Trên đây là bài viết về kỹ thuật chăn nuôi dê. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

 

Để lại một bình luận