Ủ xơ dừa trồng cây là quá trình bóc tách xử lý xơ dưa, mụn dừa rồi đem ủ chua làm nguồn nguyên liệu sạch dùng làm giá thể trồng cây.
1. Tại sao cần xử lý xơ dừa trước khi sử dụng
Xơ dừa có ứng dụng rộng rãi. Nhưng nổi bật và dễ thực hiện nhất chính là làm giá thể trồng cây. Muốn làm giá thể, bà con bắt buộc phải xử lý. Bởi vì trong xơ dừa nguyên chất có chứa 2 chất quan trọng là Tanin và Lignin.
Đây là 2 chất có tác động trực tiếp làm cản trở quá trình phát triển của cây trồng: Làm tắc đường hút không khí, dinh dưỡng của cây trồng, 2 chất này khó phân hủy, đặc biệt Lignin chỉ hòa tan trong môi trường kiềm sẽ làm cây chậm phát triển, bị còi cọc, nhiễm độc… Lâu dần sẽ làm chết cây.
2. Ưu điểm của xơ dừa
Xơ dừa có khả năng giữ nước rất cao, cách sử dụng đơn giản, có thể phủ xơ dừa lên bề mặt đất trồng cây sẽ giúp giữ nhiệt độ bên dưới luôn mát mẻ, chống nóng cho cây, giúp cây không héo và giữ nước.
Người ta cũng sử dụng vỏ trái dừa khô chặt thành những miếng nhỏ có kích thước khác nhau để làm giá thể cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt dùng để trồng Lan. Đây là chất trồng rất cần nếu sản xuất lan đại trà trên quy mô lớn.
Xơ dừa dùng làm giá thể trồng cây có ưu điểm dễ thấm nước, giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh, kháng sâu bệnh.,.. thích hợp làm giá thể trồng hoa kiểng, bon sai, rau sạch, hoặc vườn ươm và trang trại.
Xơ dừa là nguyên liệu sản xuất “đất sạch”, kết hợp với đất thịt giúp đất tơi xốp không bị vón cục, giúp đất tự nhiên thông thoáng cho cây phát triển. Bởi tính tơi xốp và thoáng khí các loại giá thể này khi kết hợp với nhau sẽ làm cây nhanh phát triển, hệ rễ phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy tăng năng suất
3. Mụn xơ dừa làm giá thể trồng cây
Mụn dừa làm tăng công suất của vùng đệm xung quanh cây trồng giúp chống nóng cho bộ rễ vào những ngày thời tiết oi bức và giữ ẩm cho cây trồng khi thời tiết khô hạn.
Mụn xơ dừa còn có tác dụng làm tăng độ tơi xốp cho đất, làm phân hữu cơ vi sinh an toàn, không gây hại cho đất trồng.
Mụn dừa thu được qua quá trình xử lý được ứng dụng phổ biến làm giá thể trồng hầu hết các loại cây. Trong đó điển hình như: các loại rau mầm, rau thủy canh, các loại hoa, hoa lan, nấm…
Ngoài ra, nhiều trang trại có quy mô rộng lớn, mở rộng hình chăn chăn nuôi trồng trọt kết hợp còn sử dụng mụn xơ dừa làm chất độn chuồng, đệm lót sinh học để giảm mùi hôi từ phân vật nuôi, giảm các loại khí độc, hạn chế sản sinh vi khuẩn, mầm bệnh.
4. Cách ủ xơ dừa làm giá thể trồng cây
4.1. Ủ thông thường
Bước 1:
Mụn dừa, vôi bột, super lân và phân NPK đã chuẩn bị đem trộn vào với nhau. Tỷ lệ như đã tính toán ở phần nguyên liệu.
Bước 2:
Sau khi trộn đều thì dàn và trải hỗn hợp ra. Cố gắng để hỗn hợp chỉ dày khoảng từ 20-30 cm.
Bước 3:
Pha 4 gói chế phẩm sinh học EMZEO cùng 200l nước. Hỗn hợp này sẽ khiến cho những chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, từ đó thúc đẩy quá trình ủ xơ dừa. Loại chế phẩm này được dùng một cách phổ biến, thay thế các hóa chất trong nông nghiệp như phân hóa học hay thuốc bảo vệ cây trồng.
Bước 4:
Dùng hỗn hợp EMZEO đã pha tưới lên hỗn hợp ủ xơ sao cho độ ẩm khoảng 60% là được. Có thể kiểm tra bằng cách bốc 1 nắm hỗn hợp và bóp chặt. Nếu nước có lọt qua kẽ tay thì độ ẩm đó phù hợp. Sau khi tưới chế phẩm đến khi đống ủ cao trên 1m thì đậy chúng lại bằng bạt.
Bước 5:
Sau khoảng 4 – 5 ngày thì vi sinh vật sẽ bắt đầu phân giải. Đến lúc này hỗn hợp đang ở nhiệt độ khoảng 60 độ. Nếu đó là vào mùa hè thì nên kiểm tra thường xuyên để tưới nước giảm nhiệt độ. Mục đích là giữ các chất đạm mà không khiến các vi sinh vật bị chết đi. Trong 10 ngày đầu thì có thể nhiệt độ sẽ tăng khá nhanh.
Bước 6:
Sau thời gian 7 tuần hãy đảo hỗn hợp ủ và thêm nước để duy trì độ ẩm đó. Lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình này khoảng 1 tháng. Sau đó 10 – 20 ngày là xơ dừa đã được ủ thành công.
4.2.Ủ bằng trichoderma
Đây là một phương pháp để ủ xơ dừa rất đơn giản, thế nhưng nấm trichoderma giá sẽ không hề rẻ chút nào.
Bước 1:
hãy dùng mụn dừa đã được xử lý qua để trộn với nấm trichoderma. Nấm mua 2 gói trichoderma bacillus 200g Đức Bình, 2 gói chế phẩm 200g EMZEO. Đây là tỷ lệ cho 1 tấn xơ dừa. Hãy tưới nước sạch để độ ẩm đạt 55%.
Bước 2:
trộn đều để đảm bảo độ tơi xốp đạt chuẩn, sau đó ủ bằng bạt.
Bước 3:
Nhớ kiểm tra hỡn hợp thường xuyê (3 ngày 1 lần), lặp lại trong 3 tuần nhé. Khi xơ dừa đã xuất hiện màu nâu đen thì hỗn hợp đã thành công rồi đó!
Ủ xơ dừa trồng cây là một phương pháp làm giá trồng cây rất tốt, phù hợp cho các hộ làm vườn, trồng rau, trồng lan,…Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.
Đặc biệt để có xơ dừa làm giá thể trồng cây bà con có thể tham khảo dòng máy băm xơ dừa do Công ty TNHH SX&TM Bình Quân trực tiếp sản xuất! Cảm ơn quý vị đã quan tâm và theo dõi.