Biện pháp đảm bảo an toàn cho trâu, bò vào mùa đông

chăm sóc trâu bò vào vụ đông

Các tỉnh phía bắc mùa đông có nơi nhiệt độ xuống rất lạnh, do ảnh hưởng của không khí lạnh xuất hiện mưa, tuyết. Để phòng, tránh tác hại cần phải có những biện pháp phòng và chống rét tích cực kịp thời và chủ động.

1. Chuẩn bị trước khi vào mùa đông

1.1. Chuẩn bị chuồng trại cho trâu, bò trước khi vào mùa đông

Trước khi vào mùa đông cần kiểm tra lại nền chuồng, mái che, tường bao quanh, đảm bảo nền chuồng lúc nào cũng khô ráo. Diện tích phải đảm bảo đủ nuôi nhốt trâu, bò. Phần mái che chuồng phải che được mưa, đủ ấm.

Thường xuyên thay chất độn chuồng và hạn chế rửa chuồng, sử dụng rơm rạ, cỏ khô lót chuồng

Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, bởi mùa đông nhiệt độ lạnh rất dễ gây nên các tình trạng bệnh truyền nhiễm như: tai xanh, viêm khớp, lở mồm long móng,…

1.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò trước khi vào mùa đông

Chuẩn bị nguồn thức ăn dự trữ cho trâu bò vào mùa đông cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho trâu bò để trâu bò có đủ năng lượng chống lại giá rét. Áp dụng các biện pháp dự trữ tận thu thức ăn trong mùa đông như rơm rạ, ngọn lá mía, các loại bã sắn, bã sứa, cây chuối rừng trộn cám.

thức ăn cho trâu bò
thức ăn cho trâu bò

Bổ sung các vitamin và các chất khoáng bổ trợ để tăng cường sức khỏe và khả năng chống đỡ bệnh cho gia súc.

Nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc, vitamin,…để trâu bò bổ sung dinh dưỡng, chuẩn bị các dụng cụ như đèn pin, dụng cụ sưởi.

1.3. Vệ sinh thú y và tiêm phòng

chăm sóc phòng bệnh cho trâu bò vào mùa đông

Vệ sinh chuồng trại luôn sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh cho trâu bò, đặc biệt khi tiêm phòng tốt cũng giúp trâu bò tránh được một số bệnh xảy ra khi thời tiết thay đổi.

Thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, phun thuốc khử trùng định kỳ 2-3 tuần/lần để vệ sinh tiêu độc khử trùng.

Thực hiện tốt công tác tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng đầy đủ các bệnh: lở mồm long móng, nhiệt thân, tụ huyết trùng. Tiêm phòng bổ sung cho trâu, bò khi đến tuổi tiêm phòng.

Không để trâu, bò bị âm, lạnh bộ móng dễ gây ra các bệnh. Trước mùa rét cần tẩy ký sinh trùng cho trâu, bò, kiểm tra phát hiện kịp thời những trâu bò có biểu hiện bệnh sán lá gan, ký sinh trùng đường máu để tranh thủ tiêm phòng, điều trị vào những ngày nắng ấm.

2. Cách chăm sóc trâu bò vào mùa đông

2.1. Chuẩn bị thức ăn cho trâu bò vào mùa đông

Hiện nay, giá thức ăn dành cho trâu bò tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi, tới sức khỏe của đàn trâu bò và để được tăng sức đề kháng thì chủ trang trại chăn nuôi cần chú ý đến nguồn thức ăn cho trâu bò

Chuẩn bị nguồn thức ăn như cỏ, rơm rạ, những hộ chăn nuôi trâu bò cần phải chuẩn bị sẵn nguồn thức ăn trước không nên để đến mùa đông mới mua. Cho trâu, bò uống nước ấm, nước muối, nước gừng, các loại đá liếm, bột xương… Có thể cho trâu, bò ăn các loại lá, củ, quả cây có được tính nóng ấm.

thức ăn xanh cho trâu bò
thức ăn xanh cho trâu bò

Rất nhiều nguồn thức ăn đa dạng khác nhau như: rơm, cám gạo bột ngô, bột sắn, dây khoai lang, lá ngô hay thân cây chuối. Bà con có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn để làm cám cho trâu bò bằng cách sử dụng máy ép cám viên. Để dự trữ được nhiều nguồn thức ăn xanh, thì có thể sử dụng các dòng máy băm cỏ để có thể băm nhỏ các nguyên liệu để có thể dễ dàng dự trữ.

chuẩn bị thức ăn cho trâu bò vào mùa đông
chuẩn bị thức ăn cho trâu bò vào mùa đông

2.2. Nâng cấp chuồng trại và chuyển đổi phương thức chăn nuôi

Hạn chế việc chăn thả rông trâu bò trong những ngày trời lạnh, xây chuồng trại theo hướng kiên cố để chăn nuôi được ổn định, lâu dài, Nên xây chuồng theo hướng Đông Nam để tránh gó lùa, mưa tạt và bị nắng chiều lâu.

Khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C, không nên chăn thả và sử dụng sức kéo trâu bò, Cung cấp thức ăn tại chuồng, gia cố chuồng trại, thắp bóng đèn công suất lớn, ủ trấu, đốt lửa, dùng máy sưởi trong chuồng.

2.3. Kiểm tra việc trâu bò mang thai

Việc phát hiện sớm trâu bò mang thai sẽ mang lại một giá trị kinh tế, nhất là trong mùa đông để có những phương án bảo vệ sức khỏe cho động vật, hạn chế nguy cơ bị sẩy thai, cũng như việc chăm sóc con của nó sau này.

2.4. Chăm sóc bê, nghé con vào mùa đông

Không được để bê và nghé cách xa mẹ và để đói trong các ngày đông lạnh giá, thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn bê, nghé con để có những phương pháp phòng bệnh cần thiết. Nên để chuồng trại được sạch sẽ, giữ ấm không có gió lùa vào, bảo đảm nguồn thức ăn, phương tiện chống rét đầy đủ.

Trên đây là cách chăm sóc trâu bò, cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi!

Trả lời

Zalo
Phone