Chăn nuôi chim bồ câu pháp an toàn sinh học

kỹ thuật nuôi chim câu

Chim bồ câu là loại chim có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Chính vì vậy kỹ thuật chăn nuôi cần đặc biệt chú trọng để khai thác tối đa nguồn lợi kinh tế cũng như để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

1. Chọn giống bồ câu pháp

Chọn con giống khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, chọn những con giống lanh lợi, đạt từ 3-4 tháng để chim câu được phát triển đảm bảo an toàn sinh học 

Cách phân biệt giữa con trống và mái:

Đối với con trống: Đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp

Đối với con mái: Nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng

2. Chuẩn bị chuồng nuôi và thiết bị nuôi

2.1. Yêu cầu chuồng nuôi đảm bảo an toàn sinh học

Chuồng nuôi đảm bảo có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được mưa gió.

Đối với chuồng nuôi cá thể: Chuồng nuôi bao gồm các ô chuồng, mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong môt ô chuồng với kích thước của một ô chuồng: cao 40cm, sâu 60cm, rộng 50cm

Chuồng nuôi

Đối với chuồng nuôi quần thể: kích thước của một gian chiều dài 6m, rộng 3,5m, cao 5,5m.

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt: 40-50 con/m2

2.2. Thiết bị nuôi chim bồ câu pháp an toàn sinh học

Chế độ chiếu sáng: Chuồng trại chăn nuôi được thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim, đối với miền Bắc mùa đông ánh sáng ngắn có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3-4 giờ/ngày.

3. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim bồ câu pháp 

3.1. Các loại thức ăn thường sử dụng cho chim

Các loại thực vật như đỗ, ngô, thóc, gạo,..và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin

Đối với đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cần phải rang trước khi cho chim ăn, Chim câu có thể ăn được các loại hạt như: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,…

các loại hạt chim câu ăn được

Ngoài ra thóc, gạo, ngô là những thành phần chính của khẩu phần ăn.

Thức ăn cho chim cần đảm bảo sạch sẽ, chất lượng tốt, không mốc, mọt

Chim bồ câu còn cần một lượng nhất định các hạt sỏi giúp cho chim trong quá trình tiêu hóa của dạ dày

3.2. Cách chế biến cám viên cho chim bồ câu pháp

Trộn các nguyên liệu như ngô, thóc, gạo, đỗ xanh,…Hiện nay để phục vụ cho quá trình chăn nuôi đảm bảo chất lượng, bà con có thể sử dụng dòng máy ép cám viên sẽ giúp bà con dễ dàng phối trộn các loại nguyên liệu tạo ra loại thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng cho chim bồ câu.

thức ăn phối trộn

3.3. Cách cho ăn

Cho ăn 2 lần trong ngày vào các buổi sáng từ 8-9 giờ, buổi chiều từ 14h-15h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày

Tùy theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau

Đối với chim 2-5 tháng tuổi: lượng thức ăn trong ngày sẽ là 40-50g/con

Đối với chim sinh sản 6 tháng tuổi trở đi lượng thức ăn là 125-130g/đôi/ngày

Nước uống phải cung cấp đầy đủ hằng ngày, nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi, thay nước hằng ngày để đảm bảo an toàn sinh học

4. Nuôi vỗ béo chim lấy thịt

Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi ( khối lượng cơ thể đặt từ 350-400g/con) dùng nhồi vỗ béo 

Địa điểm chuồng trại: nhà xây, lán trại, khu nuôi riêng, dùng lồng như chuồng cá thể đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, tuyệt đối yên tĩnh, chỉ có ánh sáng khi cho chim ăn và uống.

Mật độ từ 45-50 con/m2 lồng

Thức ăn dùng để nhồi: ngô 80%, đậu xanh 20%

thức ăn

5. Phòng và trị bệnh

Thực hiện cho chim câu ăn uống sạch sẽ , uống sạch

Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim, cần làm vệ sinh và tiêu độc theo định kỳ

Khi có dịch xảy ra: phát hiện sớm để cách ly điều trị hoặc xử lý, tránh lây nhiễm cho đàn chim

Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chim trưởng thành khi có vacxin phòng bệnh giả lao.

Trên đây là cách chăn nuôi chim câu đạt an toàn sinh học, cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi!

Trả lời

Zalo
Phone