Cách chăm sóc và nuôi dưỡng vịt siêu trứng đạt hiệu quả kinh tế cao

kỹ thuật nuôi vịt đẻ trứng

Ngày nay rất nhiều bà con nông dân lựa chọn chăn nuôi, việc nuôi vịt siêu trứng là khá phổ biến vì không đòi hỏi kỹ thuật cao mà lại mang hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Để chăn nuôi có hiệu quả và mang lại năng suất cao, người chăn nuôi cần đảm bảo quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng có kỹ thuật.

quy trình nuôi dưỡng

1. Lựa chọn con giống

Lựa chọn giống vịt cỏ: đây là giống vịt được nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất hiện nay.

Vịt cỏ đẻ trứng sau 140 ngày tuổi, vịt đực nặng từ 1,3-1,5kg/con, vịt mái nặng từ 1-1,3kg/con

Sản lượng trứng từ 200-230 quả/mái/năm, trứng nhỏ, khối lượng từ 64-65g/quả

2. Cách xây dựng chuồng trại

Khi nuôi vịt cần đảm bảo độ thoáng mát, ấm vào mùa đông, mát về mùa hè. Có thể xây gạch hay làm bằng tre, gỗ, nứa. Nền chuồng phải cao được lát bằng gạch xi măng nhám, chuồng phải khô sạch.

Vệ sinh chuồng trại sau mỗi lứa nuôi. Cọ rửa sạch sẽ chuồng rồi để khô ráo thì tẩy uế, phun thuốc sát trùng bằng formol 2%, quét vôi lên vách tường cao 0,8-1m

Cho vịt ăn uống ở ngoài chuồng để giữ chuồng được khô sạch, sau khi vệ sinh chuồng, cần để trống chuồng 5-7 ngày mới nuôi lứa mới.

3. Kỹ thuật chăm sóc vịt đẻ trứng

3.1. Quy trình chăm sóc

Khi chăm sóc vịt con, cần lưu ý giai đoạn vịt con 1-8 tuần tuổi. Ở giai đoạn này vịt rất nhạy cảm khi thiếu vitamin H và axit folic trong thức ăn

Ở giai đoạn 8-10 tuần tuổi, vịt giống hậu bị hạn chế giảm 20% với chất lượng thức ăn, 15% protein và 2.600 kcal năng lượng trao đổi.

3.2. Thức ăn cho vịt đẻ trứng

Nuôi vịt đẻ trứng có thể sử dụng đa dạng các loại nguyên liệu khác nhau, thay vì sử dụng cám công nghiệp thì bà con có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu có giá thành rẻ hơn, dễ kiếm hơn và có thể trực tiếp sản xuất.

Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng như: cơm, thóc, ngô, khoai, sắn.

thức ăn cung cấp năng lượng

Nguồn thức ăn xanh: thân cây chuối, rau muống, bèo tây, rau lang,…

thức ăn xanh

Thức ăn từ động vật tươi (mồi cho vịt đẻ trứng): Cua, ốc, cá tạp, hến, đầu vỏ tôm tép, ếch, nhái, giun đất, mỗi, trùn quế… Có thể tận dụng ốc bươu vàng đập lấy phần thịt bên trong cho đàn vịt.

Khi chế biến các nguyên liệu thành thức ăn cho vịt chúng ta vẫn đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, cung cấp đủ năng lượng phát triển và sản lượng trứng đều cho đàn vịt.

Với những nguyên liệu trên chúng ta có thể phối trộn chế biến thành hỗn hợp cám viên làm thức ăn cho vịt bằng cách sử dụng dòng máy ép cám viên

Thức ăn phối trộn

Đối với những nguồn thực phẩm như rau xanh, thân cây chuối thì chúng ta có thể sử dụng dòng máy băm chuối để băm nhỏ các nguyên liệu để cho vịt ăn bổ sung.

3.3. Lượng thức ăn mỗi ngày cho vịt

Đối với vịt nuôi nhốt: Cho vịt ăn những thức ăn dạng bột hay dạng viên hay có thể cho ăn những thức ăn đậm đặc phối trộn phụ phẩm. Lượng thức ăn cho vịt trong một ngày từ 130-150g/con

Đối với vit chăn thả: Cho vịt ăn thêm thóc và mồi tươi, cho ăn vào mỗi buổi chiều sau 1 ngày chăn thả

4. Phương pháp thu nhặt trứng

Vịt thường đẻ vào ban đêm, thu nhặt trứng vào lúc 6-7 giờ sáng để trứng không bị vịt làm bẩn hoặc bị vỡ. Trứng nên xếp vào khay để nơi khô ráo, thoáng mát để trứng được tươi lâu hơn, nếu trứng để ấp thì phải chuyển vào lò trước 5 ngày kể từ sau khi vịt đẻ

5. Phòng bệnh cho vịt đẻ trứng

Thực hiện đầy đủ về công tác phòng trừ dịch bệnh, phải có hàng rào bao quanh trang trại chăn nuôi.

Tiêm phòng dich tả sau 15 ngày tuổi, sau 45 ngày tuổi nên tiêm nhắc lại, sau đó cứ 6 tháng tiêm 1 lần.

Trả lời

Zalo
Phone