Bật mí cách làm lạp xưởng Tây Bắc siêu đơn giản

lạp xưởng

Lạp xưởng vừa có độ dai, giòn, thêm phần béo ngậy nhờ thịt mỡ vừa có mùi hương mộc mạc của hạt dổi, mắc khén, rượu mai quế lộ. Đây là một món đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Họ thường làm trước khoảng 3 tháng để chuẩn bị đón dịp lễ Tết đặc biệt nhất trong năm. Cũng sắp đến Tết rồi, lần này mình sẽ bật mí cho các bạn cách làm lạp xưởng chuẩn vị Tây Bắc nhé. Lạp xưởng ăn kèm với dưa chua, củ kiệu, hay ăn với cơm trắng, làm cơm chiên, hoặc chỉ đơn giản chấm với tương ớt ăn không thôi cũng rất đưa miệng.

lạp xưởng

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 300 gram thịt ba chỉ
  • 150 gram lòng non
  • 1 thìa cà phê hạt mắc khén, 1 thìa cà phê hạt dổi
  • 5 gram rượu mai quế lộ, 5 gram xì dầu (nước tương)
  • 5 gram muối, 10 gram đường
  • 1 chai nước Lavie (cắt lấy miệng chai dùng làm phễu để nhồi thịt)
  • 300ml rượu trắng
  • nguyên liệu

Cách làm lạp xưởng Tây Bắc

 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt lợn ba chỉ lọc bỏ bì, rửa sạch với nước rồi rửa lại qua lần nữa với 100ml rượu trắng. Sau đó đem đi xay nhuyễn.
  • Hạt mắc khén, hạt dổi rang thơm, đợi nguội hẳn thì dùng chày giã nhuyễn mịn.
  • Ướp thịt ba chỉ với rượu mai quế lộ, bột hạt mắc khén, hạt dổi, nước tương, đường, muối. Trộn thật đều hỗn hợp, ướp khoảng 45 – 60 phút để gia vị thấm đều vào thịt.
  • Lộn trái lòng lợn non, bóp với muối 3 lần. Sau đó rửa sạch với nước, bóp lại với 100ml rượu trắng. Tiếp theo thổi phồng, buộc chặt hai đầu để định hình trong khoảng 1 giờ.

lạp xưởng

Bước 2: Nhồi thịt và luộc lạp xưởng

  • Cắt lấy phần miệng chai nước Lavie rồi lồng vào ruột non dùng làm phễu để nhồi thịt sẽ nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn tiến hành nhồi hỗn hợp thịt đã ướp ở trên vào lòng non. Dùng chỉ buộc để chia nhỏ lạp sườn thành từng đoạn.
  • Đun sôi một nồi nước rồi đổ nốt 100ml rượu trắng còn lại vào. Thả phần lạp xưởng vừa nhồi vào luộc sơ qua, vớt ra treo lên chỗ thoáng mát để ráo nước.

Bước 3: Phơi hoặc sấy khô lạp xưởng

lạp xưởng

  • Nếu như thời tiết nắng to thì các bạn chỉ cần đem phơi ngoài trời khoảng 1-2 nắng là được. (còn nếu làm vào những ngày trời mưa gió âm u thì cho lạp xưởng vào Máy sấy thực phẩm đa năng ở 100 độ C khoảng 3 – 4 ngày, mỗi ngày khoảng 2 giờ đồng hồ). Có điều nếu phơi nắng ngoài không khí nhiều ngày, lạp xưởng sẽ bị nhiễm bụi bẩn. Trong trường hợp thời tiết đột ngột thay đổi, đang phơi nắng trời lại chuyển mưa to, nếu bạn không thu vào kịp sẽ rất dễ bị hỏng cả một mẻ lạp xưởng. Vì vậy, đối với những bạn muốn làm lạp xưởng đảm bảo tươi ngon và an toàn vệ sinh cho gia đình, người thân hoặc những hộ kinh doanh sản xuất, thì các bạn nên sử dụng Máy sấy thực phẩm để sấy khô là tốt nhất!

Bước 4: Hoàn thành và bảo quản

  •  Đợi lạp sườn nguội rồi cắt lạp xưởng thành từng đoạn đã chia, đóng túi hoặc cho vào hộp nhựa và cất ngăn mát tủ lạnh ăn dần. Nếu chưa ăn ngay thì bạn phải bảo quản trong ngăn đá.
  •  Khi ăn bạn chỉ cần cho lò nướng hoặc cho vào chảo mỡ rán vàng là có ngay món lạp sườn tươi thơm phức cho cả nhà thưởng thức.

Một Số Lưu Ý Khi Chế Biến Lạp Xưởng

Nếu không dùng thịt xay, bạn có thể cắt thịt mỏng và nhuyễn để có độ kết dính. Tuyệt đối bạn đừng nên băm hay thái hạt lựu.

Ngoài thịt lợn, bạn có thể làm lạp xưởng cá: dùng thịt cá với tỷ lệ 8 nạc cá, 2 mỡ heo. Hoặc lạp xưởng tôm với tỷ lệ 4 thịt nạc heo, 4 tôm nõn, 2 mỡ để làm lạp xưởng.

Bạn có thể tự làm rượu mai quế lộ tại nhà theo công thức sau: đại hồi, tiểu hồi, thảo quả, hạt ngò, quế khâu, đinh hương mỗi thứ 1 lạng rồi cho vào Máy rang hạt đa năng, rang đến khi thơm vàng là được. Khi các nguyên liệu này còn nóng đổ vào chai lọ chứa 5 – 7 lít rượu trắng, ngâm ít nhất 1 tuần là có thể dùng được. Rượu ngâm bằng cách này thì có thể sử dụng được vài năm.

Để lại một bình luận

Zalo
Phone