Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi hiệu quả nhất

đệm sinh học

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi là gì?

Đệm lót sinh học chăn nuôi là một hỗn hợp sinh học bao gồm nhiều chất hữu cơ. Cụ thể là trấu, mùn cưa, mụn dừa, lõi ngô nghiền… kết hợp cùng với hệ vi sinh vật có lợi. Hỗn hợp này khi trộn lẫn vào với nhau sẽ giống như một miếng đệm khá tốt để lót chuồng.

Khi các chất thải như phân, nước tiểu vật nuôi hoặc thức ăn thừa rơi vãi trên nền chuồng sẽ được hỗn hợp vi sinh này xử lý trước khi chúng kịp phân hủy gây mùi hôi thối. Đồng thời, hệ vi sinh này còn có khả năng ức chế và tranh giành môi trường sống với các loại vi sinh vật có hại, giúp bảo vệ và ngăn ngừa các chứng bệnh thường gặp của vật nuôi. Cách làm đệm lót sinh học cũng cực kỳ đơn giản, ít tốn kém.

Lợi ích khi sử dụng đệm lót sinh học

đệm sinh học

  • Hạn chế ô nhiễm môi trường: Những phế phẩm trong quá trình chăn nuôi sẽ bị phân hủy một cách triệt để nhờ men vi sinh có trong lớp đệm lót. Điều này góp phần làm môi trường sống của các hộ chăn nuôi được cải thiện.
  • Tiêu diệt vi khuẩn có hại tồn tại trong môi trường sống như: Nấm mốc, một số mầm mống căn bệnh nguy hiểm khác…Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp vật nuôi khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng trong chăn nuôi.
  • Tiết kiệm chi phí: Nếu trước đây không có đệm lót sinh học, bà con thường phải định kỳ xịt rửa các chất thải như phân, nước tiểu hoặc thức ăn thừa. Giờ đây, nhờ có tập đoàn vi sinh tự phân hủy các chất thải trong đệm lót, hầu như người chăn nuôi không phải tẩy rửa chuồng trại bằng nước thường xuyên như trước nữa. Nước sử dụng chỉ để cho gà uống và phun giữ ẩm cho nền chuồng. Vì vậy đây được xem là biện pháp tiết kiệm điện và nước rất hiệu quả cho người chăn nuôi gà hiện nay.

Cách làm đệm lót sinh học

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nền chuồng làm đệm lót tốt nhất là nền đất. Trường hợp là nền xi măng bà con cần đục lỗ hoặc đào rãnh để thoát nước (mỗi lỗ rộng khoảng 3 – 5cm2, khoảng cách 2 lỗ là 30 – 35cm).

đệm lót sinh học

Nguyên liệu làm đệm lót chăn nuôi theo diện tích 20m2 gồm: Mùn cưa chiếm khoảng 70%, xơ dừa chiếm khoảng 30%. Nguyên liệu đủ cho độ dày 30 – 50cm. Bên cạnh đó cần thêm 1-2kg chế phẩm đệm lót sinh học.

Bà con có thể dùng máy băm nghiền gỗ của công ty Bình Quân nghiền các loại dăm gỗ, mẩu gỗ vụ còn thừa… thành dạng mùn cưa. Máy được thiết kế dày dặn với 6 cánh quạt tạo lực gió hút đẩy khỏe khoắn, thiết kế đi kèm với máy lắp đặt bên thân máy, đây cũng chính là yếu tố giúp máy hoạt động nhanh chóng cho nguồn năng suất đạt từ 200 – 300 kg/giờ khi lắp với mắt sàng 6 ly.

nghiền gỗ mùn cưa

Đồng thời, công ty cũng cho ra mắt Máy nghiền xơ dừa với năng suất lên đến 800-1000 kg/giờ được thiết kế thành 2 cửa xả: 1 cửa cho ra thành phẩm dạng mùn và cửa còn lại cho ra thành phẩm dạng xơ để bà con tận dụng phụ phẩm như mong muốn.

thành phẩm máy nghiền xơ dừa

Phần mùn dừa bà con có thể dùng làm đệm lót chuồng sinh học. Bên cạnh đó, bà con còn có thể tận dụng xơ dừa để làm chất đốt, làm giá thể để trồng cây, hoa lan,…

Bước 2: Tiến hành làm đệm lót sinh học

  • Lấy mùn cưa và mùn dừa đã chuẩn bị ở trên rải lớp lót khắp phần diện tích chuồng trại. Lưu ý lớp mùn này phải có độ dày tối thiểu là 30 cm.
  • Phun nước sạch đều khắp lớp mùn đã rải dưới nền. Lưu ý khi phun nước phải thấm đều vào lớp mùn. Lượng nước phun khoảng 25 – 30 lít cho 20 m2. Bà con có thể kiểm tra độ ẩm (khoảng 20%) bằng cách là bốc một nắm mùn, sau đó bóp chặt lại. Nếu cảm thấy nguyên liệu ướt và lớp mùn có độ tơi là được. Ngoài ra khi phun nước nên dùng cào để đảo đều sẽ làm cho lớp mùn và trấu nhanh ẩm.
  • Tạo mặt phẳng cho toàn bộ lớp mùn đã rải, sau đó rắc men vi sinh đã chuẩn bị lên trên lớp mùn.
  •  Rải tiếp lớp mùn thứ 2 cũng có độ dày là 10 – 30 cm. Các bước tưới nước, cào, kiểm tra độ ẩm và tạo mặt phẳng cũng làm như trên.
  • Tiếp tục rắc men vi sinh đều khắp mặt nền. Sau đó dùng bạt hoặc túi nilon đậy kín toàn bộ phần bề mặt của lớp mùn và để trong vòng 2-3 ngày. Bà con có thể kiểm tra bằng cách là bới lớp mùn khoảng 30cm, nếu cảm thấy có hiện tượng ấm nóng và không có mùi của nguyên liệu là đã thành công.

Chất lượng đệm lót

Để tăng tuổi thọ cho lớp đệm lót, bà con nên xới lớp đệm lót này thường xuyên. Không để xảy ra tình trạng đóng tảng ở lớp trên bề mặt của đệm lót. Nếu phân tập trung quá nhiều ở một chỗ cần phải vùi lấp chúng ngay.

đệm sinh học

Nếu trong quá trình chăn nuôi xảy ra tình trạng heo bị tiêu chảy, người chăn nuôi cần cách ly đàn ngay lập tức. Đồng thời phải xử lý lớp đệm lót bằng cách rắc vôi hoặc cũng có thể phun các chế phẩm lên men, sau đó vùi lấp chúng với độ sâu khoảng 30cm.

Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết!

Trả lời

Zalo
Phone