Sữa đậu nành làm từ đậu tương, được xem là một trong những thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư, đánh tan mỡ thừa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường…. Đặc biệt, với các chị em, sữa đậu nành có nhiều estrogen nên được xem là ” thần dược” giúp tăng kích cỡ vòng ngực.
Trong khuôn khổ bài viết này sẽ giới thiệu bạn cách nấu sữa đậu nành ngon để kinh doanh bằng công thức đúng chuẩn.
1. Công thức nấu sữa đậu nành
1.1 Công thức cách nấu sữa đậu nành truyền thống
- Chuẩn bị nguyên liệu
– Hạt đậu nành: 1 kg
– Đường kính: 300 gr
– Nước lọc
– Một vài dụng cụ thiết bị cần thiết
- Sơ chế nguyên liệu
– Ngâm đậu tương trong nước ấm trong khoảng 6 – 8 tiếng đối với mùa hè và 10 – 12 tiếng đối với mùa đông, cho đến khi hạt nở hết.
– Chà xát làm sạch vỏ bên ngoài rồi đem rửa lại với nước sạch, loại bỏ hạt lép, mốc.
– Cho chỗ hạt vào máy xay đậu nành cho thêm 350 ml nước lọc đến khi được xay mịn. Dùng khăn xô lọc bỏ bã vắt lấy phần sữa nguyên chất.
- Tiến hành nấu sữa
– Cho phần sữa vào nồi cho thêm 350 – 500ml nước lọc (tăng hoặc giảm lượng nước nếu muốn uống đặc hoặc loãng). Bắt bếp đun sôi với lửa to rồi hạ lửa dần, lưu ý nhớ vớt bọt thường xuyên.
– Cho đường kính nếu muốn uống ngay, còn để bán thì chưa nên cho vội mà ta sẽ lựa khi nào khách cần mà cho sau.
1.2. Công thức cách nấu sữa đậu nành mè đen
Sữa mè đen có khả năng giúp cơ thể trị được chứng táo bón, trong sữa có lượng chất xơ dồi dào khi hấp thụ sẽ có tác dụng tốt đến đường ruột khỏe mạnh.
- Chuẩn bị nguyên liệu:
– Hạt đậu nành/ đậu tương: 250g
– Hạt vừng/ mè đen: 200g
– Đường kính: 120 g
– Nước lọc
– Dụng cụ cần thiết
- Sơ chế nguyên liệu
– Lựa chọn những hạt đậu mẩy, đều nhau đem ngâm mềm loại bỏ hạt lép, hạt mốc rồi đãi sạch vỏ.
– Mè đen cho lên chảo rang chín, khi rang cần chú ý nhiệt độ, không để lửa to sẽ khiến vừng dễ cháy.
– Cho đậu nành đã ngâm và hạt mè vào xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Tiếp tục dùng khăn trắng sạch lọc bỏ bã vắt lấy nước cốt.
- Tiến hành nấu sữa
– Cho phần sữa nguyên chất lên bếp đun sôi, vặn nhỏ lửa và gạt bớt bọt.
Như vậy, là bạn đã có ly sữa đậu nành mè đen thơm ngon rồi đấy, sẽ rất tuyệt để làm mới món sữa đậu nành quen thuộc với hương mới lạ của vừng, vị bùi của mè.
1.3. Công thức cách nấu sữa đậu nành lá dứa
- Chuẩn bị nguyên liệu
– 1 nắm lá dứa
– Nước lọc
– Đường: 200 gram
– 1 nhúm muối nhỏ
– Dụng cụ cần thiết
- Sơ chế
– Lựa chọn hạt mẩy bóng, loại bỏ hạt lép cho cho nước chậu nước ngâm ngập đậu khoảng 4 – 5 cm, cho đến khi hạt đậu nở to, mới đem đãi sạch vỏ và để đậu ráo nước.
– Lá rứa rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Cho hạt đậu và lá dứa vào máy xay thêm 2/3 nước vào cối xay đến khi đạt độ nhuyễn.
Hoặc bạn có thể bó lá dứa thành nắm nhỏ cho vào sữa khi đun.
Sau đó, đổ hỗn hợp qua rây lọc để chắt lấy phần nước.
- Tiến hành nấu sữa
– Cho hỗn hợp nước đậu vào nồi đun sôi bung rồi để lửa liu riu. Khi sữa đã nóng và bắt đầu đóng váng trên bề mặt bạn cho thêm chút muối, chút đường khuấy tan là có thể thưởng thức.
2. Làm sao để xay hạt đậu nành nhanh chóng
2.1. Làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố
Nếu không có máy làm sữa đậu nành, bạn có thể làm bằng máy xay sinh tố.
- Ưu điểm nổi bật:
– Đơn giản, không tốn nhiều chi phí
– Đảm bảo không có phụ gia, an toàn cho sức khỏe
– Thao tác đơn giản:
- Đậu sau khi đã được ngâm mềm cho vào máy xay, tỷ lệ 4 muỗng canh đậu thì pha 350 ml nước.
- Bật máy xay trong khoảng 2 phút, cho máy nghỉ 30 giây rồi tiếp tục xay tránh để máy bị nóng quá.
- Tắt máy, rót sữa đậu qua rây lọc tách bỏ bã
- Bọc bã trong vải sạch chắt tiếp phần sữa trong bã.
Tuy nhiên, cách làm này năng suất còn hạn chế thủ tục rườm rà chỉ thích hợp áp dụng trong gia đình hoặc mới tập mở quán số lượng còn ít.
2.2 Làm sữa đậu bằng máy xay đậu gia đình
- Ưu điểm nổi bật:
– Máy xay đậu tách bã nên bạn không cần lỉnh kỉnh chuẩn bị đồ đạc.
– Bã sẽ được vắt kiệt ngay lần đầu tiên, bạn có thể cho một chút nước vào chậu bã và xay lại để vắt kiệt.
– Phần nước sau khi xay xong có thể đem đun nấu sữa luôn.
– Trang bị motor công suất 11kw cho năng suất đạt từ 20 -30 kg/giờ
– Máy xay vắt đậu nành dùng lực ép giữa 2 cối đá xay xoay tròn để nghiền đậu. Sau đó, lực li tâm quay tròn sẽ vắt kiệt nước, lọc qua màng lọc phía trong và chảy ra vòi. Cuối cùng, bã đậu sẽ được đẩy ra qua đường thoát bã.
- Lưu ý khi sử dụng:
– Cho lượng nguyên liệu vừa đủ vào toa tránh đổ quá nhiều làm nghẹn máy. Máy chạy mẻ hãng cho thêm tiếp.
2.3 Làm sữa đậu bằng máy xay đậu công nghiệp
Xay hạt đậu tương bằng máy xay công nghiệp về tính năng thì không khác biệt mấy so với cách làm trên nhưng năng suất cao hơn tích hợp áp dụng cho các gia đình kinh doanh hay cơ sở sản xuất số lượng lớn.
- Khởi động cho máy chạy không tải kiểm tra động cơ trước khi bắt đầu vận hành
- Đậu được ngâm mềm đãi sạch vỏ, rồi từ từ cho vào toa
- Tưới thêm nước trong quá trình nghiền
- Đậu xay nhuyễn phần bã được tách bỏ, phần nước sau khi nghiền có thể đun chế biến luôn.
– Hơn nữa, không chỉ nghiền hạt đậu ngâm, bạn có thể tận dụng để nghiền gạo nước làm bánh, bún..
3. Giải đáp về một số vấn đề khi nấu sữa đậu
3.1. 1 kg đậu nành nấu được bao nhiêu lít sữa ?
Trung bình 1 kg hạt đậu nành thường sẽ nấu được từ 7.5 – 10 lít sữa, thông thường khoảng 200 – 300 gram đậu nành nấu với 1.5 – 2 lít nước. Tuy nhiên, công thức này không cố định, vì nó phụ thuộc vào khẩu vị từng người.
Nếu bạn muốn uống đặc có thể pha thêm chút nước ngược lại nếu muốn uống loãng thì tăng lượng nước lên.
3.2. Nấu sữa đậu nành trong bao lâu thì chín ?
Thời gian nấu sữa đậu nành chín phụ thuộc vào lượng sữa mà bạn chế biến, thường thì trong khoảng 15 – 20 phút. Trong quá trình nấu bạn nên để lửa nhỏ, khuấy đều tay để không bị cháy dưới đáy nồi đồng thời dùng muỗng hớt bọt phía trên.
Đế sữa sôi trong khoảng 3 – 4 phút là có thể lấy thưởng thức, chú ý tránh để sữa trào ra ngoài.
3.3. Bã đậu nành dùng để làm gì ?
– Bã đậu nành chứa rất nhiều dinh dưỡng bạn có thể dùng để chế biến các món ăn, làm nguyên liệu dưỡng da, đẹp tóc, hoặc làm thức ăn cho vật nuôi, làm phân bón cho cây trồng…..
– Bảo quản bã đậu trong ngăn mát chỉ nên dùng trong ngày.
– Không dùng bã đậu nành để quá lâu tránh ảnh hưởng sức khỏe.
– Nếu dùng làm thức ăn cho gia súc thì có thể rang hoặc phơi khô bọc trong túi kín dùng dần.
3.4. Làm sữa đậu có cần bỏ vỏ
Trong đậu nành có chứa những chất mà cơ thể không hấp thụ được. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, việc để nguyên cả vỏ sẽ làm giảm hương vị của sữa. Vì vậy, khi làm sữa đậu nên loại bỏ phần bã – xác bã đậu.
3.5. Tại sao sữa đậu nành bị đông ?
Sữa đậu nành sau khi nấu xong nếu không được bảo quản đúng cách có thể bị đông. Do để lâu trong không khí bên ngoài chứa nhiều vi khuẩn, sữa đậu khi tiếp xúc với chúng sẽ lên men, gây hiện tượng kết tủa đông lại ( như sữa chua).
Do đó, nên bảo quản sữa trong hộp kín đậy nắp. Nên dùng hết trong ngày và bảo quản trong chai thủy tinh và đặt trong ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý:
– Gợi ý tới bà con nên dùng máy xay đậu nành chuyên dụng để đảm bảo chất lượng sữa, đồng thời giảm bớt công đoạn làm sữa đậu nành không cần lọc.
Trên đây là một số chia sẻ về cách làm sữa đậu nành ngon để kinh doanh theo công thức đúng chuẩn. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của công ty !