Kinh nghiệm làm thức ăn nuôi gà đạt hiệu quả cao

1. Yêu cầu cơ bản về dinh dưỡng trong thức ăn cho gà

Khi nuôi gà thịt, phải xây dựng được khẩu phần ăn nuôi gà thịt theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt trong từng giai đoạn như sau:

1.1. Năng lượng trao đổi tối thiểu:

Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thường có hàm lượng 2900 kcal/kg, còn lượng đạm tối thiểu 20%. 

Bên cạnh đó đối với thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thì axit amin là một trong những thành phần quan trọng trong quá trình sinh trưởng, góp phần tạo ra sản phẩm và nâng cao hiệu quả hiệu suất sử dụng thức ăn.

Nếu xác định đúng nhu cầu axit amin cho gà thịt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc chăn nuôi.

1.2. Chế độ cho ăn:

Gà thịt có thể cho ăn tự do cả ngày và đêm.

Trong ngày đầu tiên nên cho ăn ngô nghiền (Sử dụng máy nghiền thức ăn chăn nuôi B24) để tiêu hết túi lòng đỏ còn lại trong bụng.

đa dạng nguyên liệu thức ăn

Bên cạnh đó, nên cho gà ăn từ 4-6 lần mỗi ngày là hợp lý nhất.

 Cứ mỗi lần bổ sung thêm thức ăn cần phải sàng lọc lại những thức ăn cũ để loại bỏ đi chất độn thải hay phân gà lẫn vào thức ăn.

2. Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt cần những gì?

2.1. Nguồn thức ăn cho gà

Nguồn thức ăn tự sản xuất cần phải được đảm bảo giàu tinh bột. Giàu năng lượng và tuyệt đối không phải là những sản phẩm biến đổi gen.

Các hộ gia đình cũng có thể lên kế hoạch trồng trọt các loại cây để tạo ra nguồn nguyên liệu thức ăn hữu cơ cho gà từ vùng đất đai gia đình mình.

kinh nghiệm làm thức ăn cho gà

Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt cần đảm bảo từ 85-90% nguồn nguyên liệu thức ăn hữu cơ tự sản xuất.

Ngoài ra thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của gà thịt có thể từ 10-15% nguyên liệu thức ăn là những sản phẩm thông thường.

Bên cạnh đó, để tránh được những trường hợp không mong muốn. Chúng ta vẫn nên chuẩn bị sẵn những phương pháp phòng bệnh cho gà thịt để đề phòng.

2.2. Lập khẩu phần thức ăn cho gà

Tận dụng thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí

Gà được ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí thức ăn

Việc phối trộn thức ăn sẽ được tính trên nhu cầu đạm của gà qua các giai đoạn

+ Giai đoạn gà con: 0 – 4 tuần tuổi

+ Giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến xuất bán

3. Cách cho gà ăn

Theo kinh nghiệm nuôi gà thịt, thời gian thích hợp nhất để cho gà thịt ăn là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Đó là những thời điểm thời tiết dễ chịu, nên tránh cho ăn vào lúc trời mưa to. Ngoài ra những khi thời tiết ấm áp có thể thả gà ra vườn để tự kiếm mồi.

Đến gần trưa cho gà ăn thêm thức ăn. Buổi chiều trước khi cho gà; vào chuồng thì cho ăn thêm thức ăn.

Chuẩn bị nguồn thức ăn cho gà

4. Tận dụng protein thực vật

Tận dụng các loại đậu thứ phẩm như đậu tương, đậu xanh, đậu mèo, đậu trắng, đậu đỏ

Các loại đậu khi cho gà ăn phải luộc, rang hay hấp chín để khử độc tố.

Các loại khô dầu như khô dầu đậu tương, khô dầu lạc cả vỏ, khô dầu lạc nhân, khô dầu vừng, khổ dầu dừa.

Vừng: có nhiều protein, mỡ, metionin giúp cho gia cầm mọc lông nhanh.

Hạt vừng nhỏ nên thường dùng cho gà con 5 – 20 ngày tuổi, tỷ lệ 5% khẩu phần.

Bã đậu phụ: Những vùng sản xuất đậu phụ nên tận dụng bã cho gia cầm ăn.

5. Bổ sung Các loại vitamin A, B, D

Vitamin A có nhiều trong các loại rau xanh: rau muống, xu hào, xà lách, bắp cải…, các loại củ quả: bí đỏ, cà rốt…, các loại bèo bèo hoa dâu, bèo cái, bèo tấm, bèo tây, rong biển, rau lấp…. Có thể cho ăn tươi hoặc ủ xanh, chế biến thành bột…

thức ăn cho gà

Vitamin D cần cho gà để hấp thụ canxi và photpho trong khẩu phần.

Vitamin D có thể tổng hợp dưới da nhờ ánh sáng mặt trời vì vậy lúc mặt trời ỉên cần thả gà ra sân chơi.

Vitamin B có nhiều trong cám, bã bia, bã rượu, trong rau lang, rau muống, sâu bọ.

Trên đây là một số nguyên liệu làm thức ăn cho gà. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Để lại một bình luận

Zalo
Phone