Kỹ thuật trồng lan trong chậu dành cho người mới bắt đầu

trồng lan

Trồng lan được xem là một thú vui tao nhã đòi hỏi sự đầu tư tỉ mỉ của người thực sự yêu thích lan. Muốn có một giỏ lan đẹp, bên cạnh phương pháp trồng lan phổ biến nhất hiện nay là ghép, chúng ta còn có cách trồng hoa lan trong chậu. Bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn kỹ trồng lan trong chậu dành cho những người mới bắt đầu nhé.

trồng lan

1. Thiết kế vườn lan

Thật ra trồng lan không quá khó nhưng nó lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng của bạn. Việc trồng và chăm sóc lan dù để kinh doanh hay vì sở thích thì việc chọn và thiết kế vườn trồng là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất. Bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

  • Nếu bạn muốn trồng trên ban công, mái hiên, sân thượng: Cần phải đặt thêm các chậu cảnh khác như cây mai chiếu thủy, cây nguyệt quế… để giảm thiểu sự khô nóng do ảnh hưởng nhiệt độ của bê tông và mái tôn xung quanh.
  • Giàn che ánh sáng: Bạn nên dùng lưới màu xám hoặc xanh đen. Tốt nhất nên thiết kế khung giàn treo cẩn thận, đảm bảo độ bền và chống gió bão.

2. Chọn giống lan phù hợp

hoa lan

Đối với người mới chơi thì nên lựa chọn dòng lan dễ sống, phát triển mạnh, cho ra hoa liên tục sẽ tạo nên hương  sắc và điểm nhấn cuốn hút cho khu vườn lan của bạn. Ví dụ như lan hồ điệp, lan vũ nữ, lan rừng, lan phi điệp tạo nên một khung sắc màu nên thơ cho khu vườn lan mới của mình.

Các giống lan thường nhân giống bằng cách tách từ thân cây mẹ hoặc cấy mô. Vì vậy mỗi loại giống lan đều có ưu nhược điểm riêng. Đa phần giống lan đều phát triển tốt ở nhiệt độ từ 22 – 27 độ C, với cường độ ánh sáng phù hợp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Trước khi trồng lan trong vườn, bạn cần phải khử trùng toàn bộ khu vườn nếu là vườn mới chưa có gi cả. Và nếu cây lan mua ở rừng về cần khử sạch nấm bệnh trên cây, đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt, sử dụng các loại dung dịch giúp cho cây nhanh mọc rể phát triển khỏe mạnh.

3. Chọn chậu trồng lan

chậu trồng lan

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại chậu dùng để trồng lan như: chậu đất nung, chậu nhựa, chậu gỗ hay cũng có thể trồng trong quả dừa khô,…

Những chậu lựa chọn để trồng lan yêu cầu phải có nhiều lỗ để đảm bảo độ thông thoáng và thoát nước tốt.

4. Giá thể trồng lan

trồng lan

  • Giá thể trồng lan phải xốp, nhẹ, có khả năng giữ độ ẩm cao. Hiện nay trên thị trường, giá thể trồng lan đa số là dùng xơ dừa.
  • Để có xơ dừa bạn có thể tham khảo dòng Máy băm nghiền xơ dừa của công ty Bình Quân. Máy được thiết kế hai cửa xả, cho ra thành phẩm mùn dừa và xơ dừa riêng biệt. Cho ra năng suất lên tới 900-100kg/giờ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng để kinh doanh cũng là một ý tưởng hay.
  • Thành phẩm xơ dừa sau khi băm nghiền sẽ thành chỉ dừa xé nhỏ tơi, xốp. Bạn nên ngâm xơ dừa khoảng 1 tuần cho bớt lượng tannin và chất mặn đi. Vỏ dừa bạn có thể chặt khúc nhỏ rồi ngâm qua nước vôi hàm lượng 5% để diệt sạch nấm bệnh.

Kỹ thuật trồng lan trong chậu

  • Sau khi bạn chọn được giống thích hợp thì chuẩn bị chậu kích thước cân đối và xơ dừa để tiến hành trồng lan.
  • Cho giá thể xơ dừa vào khoảng 1/5 chậu. Bạn phải luôn đảm bảo lượng xơ dừa trong chậu thấp hơn so với mép từ 1,5 – 2 cm.
  • Nếu bạn trồng loại lan đa thân thì nên cắm cọc nhỏ ở mép chậu, còn lan đơn thân thì cắm ở giữa chậu. Cọc này giúp cành lan đứng vững vì nó khá mỏng manh, yếu ớt.
  • Tiếp theo dùng dây buộc lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cành lan luôn hướng vào giữa chậu.
  • Khi trồng, tuyệt đối không cho gốc cây nằm ở sát đáy chậu, mà chỉ để lưng chừng giữa lớp giá thể.
  • Đối với cây mới được trồng, bạn nên che nắng đến khi rễ non phát triển thì mới chuyển sang nơi có ánh sáng tốt hơn.

Trả lời

Zalo
Phone