Thức ăn thô tươi có vai trò quan trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, cỏ chỉ có thể sinh trưởng trong vụ xuân và vụ hè thu. Vì vậy, người làm nông thường gặp khó khăn trong vấn đề tìm nguồn thức ăn xanh cho gia súc vào mùa đông. Để giữ lại nguồn cỏ tươi dư thừa của mùa vụ trước, người nông dân thường ủ chua rau, cỏ, cây ngô, cây cỏ voi và các loại phụ phẩm nông nghiệp để dự trữ nguồn thức ăn quanh năm cho trâu, bò…
Lợi ích việc ủ chua cỏ voi cho trâu, bò
- Bảo quản cỏ voi, cây ngô,… khi không còn tươi. Vào thời điểm thời tiết nắng nóng hay mưa dài. Lượng cỏ tươi sẽ ít dần, kém chất lượng. Khi đó sử dụng cỏ ủ chua sẽ vẫn tiếp tục cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Ủ chua cỏ voi, cây ngô,… khi lên men thường có nhiều vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa. Gia súc dễ dàng tiêu hóa hơn khi ăn thức ăn ủ chua này.
- Chủ động nguồn thức ăn, điều chỉnh thành phần dinh dưỡng phù hợp. Thức ăn ủ chua giữ lại nhiều dưỡng chất (protein, đường, vitamin,…) hơn so với cỏ khô.
Nguyên liệu ủ chua
Nguyên liệu ủ chua rất đa dạng, phong phú như rau, cỏ voi, thân chuối, thân cây ngô,…
Ngoài các nguyên liệu chính trên thì để ủ chua cũng cần dùng muối ăn, mật rỉ đường và rơm khô hoặc bã mía khô.
Điều kiện để ủ chua
– Nguyên liệu:
Nguyên liệu ủ chua cần tươi, sạch, không thối rữa, được thu hoạch trong độ có thời kỳ dinh dưỡng cao nhất. Ủ chua là quá trình lên men gây ức chế các vi khuẩn có hại cho cỏ. Vì vây, để việc thức ăn ủ chua đạt hiệu quả tốt nhất, rau cỏ phải được thái nhỏ.
_ Hố ủ chua:
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ chăn nuôi mà có thể sử dụng nhiều hố ủ khác nhau như: túi ni lông, hố đào, bể xi măng,…
- Ủ bằng túi ni lông: sử dụng loại túi dài 2-4mm, túi phải lành lặn không bị thủng ( nếu túi bị thủng trong quá trình ủ làm không khí bên ngoài lọt vào sẽ gây nấm mốc, thối hỏng).
- Đào hố hoặc xây bể xi măng ủ: Phải chọn vị trí cao ráo, thoát nước tốt, tránh đọng nước khi trời mưa, miệng bể phải cao hơn so với mặt đất. Trước khi ủ phải lót đáy cho bể.
Tiến hành ủ chua
Bước 1: Cắt nhỏ thân lá cỏ kích thước khoảng 3-5cm (có thể đem phơi nắng trước để độ ẩm của cỏ đạt 70-80%)
Bước 2: Lấy 1 lớp ni lông mỏng phủ ở dưới, rồi dàn lớp rơm khô lên trên’
Sau đó cho cỏ đã được băm nhỏ lên trên. Cứ mỗi một lớp cỏ băm (dày khoảng 10-15cm) ta lại rắc 1 lượt hỗn hợp muối đường, men,… lên trên rồi nén chặt cỏ xuống. Cứ lặp đi lặp lại các bước như vậy đến khi hết cỏ hoặc đầy miệng hố (bể) thì thôi rồi bịt kín bao lại.
LƯU Ý:
Đến lớp cỏ cuối cùng bà con phải rải nhiều hỗn hợp phụ gia hơn bình thường sau đó buộc chặt miệng túi hoặc bịt miệng hố và lấp đất kín tránh mưa, không khí lọt vào sẽ làm hỏng thối cả mẻ đang ủ. Nếu ủ bằng túi ni lông, sau khi làm xong phải đặt túi vào vị trí khô ráo, thoáng mát và dụng gạch hoặc vật nặng đè chặt lên trên để tăng độ nén của cỏ.
Ủ chua là một hình thức dự trữ thức ăn lâu dài cho trâu bò, gia súc mà lại không bị ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng. Mùi vị dễ ăn có vị chua nhẹ tạo cảm giác ngon miệng cho vật nuôi. Tuy nhiên, nếu làm với số lượng lớn thì bà con nông dân sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để băm cỏ. Hiểu được nhu cầu của bà con công ty Bình Quân đã cho ra mắt nhiều phiên bản máy băm cỏ với nhiều năng suất để đáp ứng và phù hợp với mọi quy mô chăn nuôi của bà con.
Xin mời bà con tham khảo máy băm cỏ 5ta, máy băm cỏ 6ta, máy băm cỏ nghiền 1T,…