Ngũ cốc cho bé – Món ăn thơm ngon, dinh dưỡng đảm bảo bé thích mê

ngũ cóc dinh dưỡng cho b

1. Ngũ cốc là gì?

Ngũ cốc dinh dưỡng là tên gọi chung của loại thực phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau được dân gian và Y học hiện đại nghiên cứu và khẳng định mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng kể cả người già và trẻ nhỏ.

thành phẩm sau khi nghiền

Ngũ cốc nguyên hạt là những loại ngũ cốc chỉ loại bỏ các lớp vỏ trấu bên ngoài các hạt ngũ cốc. Đồng thời giữ lại toàn bộ phần bên trong hạt. Chính vì vậy, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giữ lại toàn bộ lượng chất dinh dưỡng có trong từng hạt ngũ cốc.

2. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong ngũ cốc giúp bé tăng cân

Bột ngũ cốc chứa hàm lượng chất béo cực kì thấp nhưng lại rất giàu năng lượng, một bữa sáng cho trẻ uống một ly bột ngũ cốc sẽ là một sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo.

Bột ngũ cốc còn rất giàu chất xơ, điều này có lợi cho hệ tiêu hóa ban đầu của bé, giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng cực kỳ tốt.

Ngoài ra ngũ cốc rất giàu vitamin nhóm B, mà nhóm vitamin này rất có lợi cho quá trình sản sinh năng lượng của cơ thể đặc biệt rất phù hợp với những trẻ thích vận động thể dục, thể thao.

Trong thành phần dinh dưỡng của bột ngũ cốc còn chứa một lượng chất sắt dồi dào Đồng thời lại chứa một hàm lượng muối thấp, chứa canxi, photpho cực kì tốt cho hệ xương của trẻ.

3. Cách làm bột ngũ cốc tăng cân cho bé 1-2 tuổi

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo lứt, mè đen, các loại đậu: đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu nành

các loại đậu làm ngũ cốc

3.2. Cách làm

Bước 1: Rửa sạch đậu, phơi khô rồi rang chín để khi nấu tạo độ thơm ngon hơn cho bột ngũ cốc. Nếu sử dụng nhiều loại đậu, nên rang riêng từng loại để cho đậu chín đều và không bị cháy.

Bước 2: Mè đen và gạo lứt rửa sạch rồi rang cho chín.

Bước 3: Sau khi rang xong tất cả các nguyên liệu, để nguội rồi trộn đều với nhau. Bỏ tất cả vào nghiền đến khi nguyên liệu nhuyễn và mịn (sử dụng máy nghiền inox 200)

Bước 4: Đổ hỗn hợp vào bình thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát để sử dụng dần.

3.3. Lưu ý

Nên kết hợp nhiều loại nguyên liệu để làm ngũ cốc như: gạo lứt, các loại đậu và hạt mè để làm ngũ cốc cho bé

Quá trình chọn nguyên liệu nên bỏ đi những hạt sâu hoặc nảy mầm. Nên rửa sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Chỉ nên sử dụng 2-3 tuần để bột không bị biến chất hoặc mất mùi thơm ngon.

4. Cách làm bột ngũ cốc cho bé trên 3 tuổi

ngũ cốc dinh dưỡng cho bé

4.1. Chọn nguyên liệu

Các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ tùy theo sở thích và khẩu vị của bé)

Gạo (gạo nếp, lúa mỳ, gạo lứt, yến mạch)

Mè đen

4.2. Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch các loại đậu để bỏ sạn và cặn bẩn. Sau đó, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời rồi đem đậu vào rang chín để đậu thơm ngon và béo ngậy. (Sử dụng máy rang)

Bước 2: Mè đen và gạo lứt rửa sạch để bỏ trấu và sạn. Cũng giống như đậu, nên mang đi phơi khô và rang chín.

Bước 3: Trộn các nguyên liệu lại với nhau rồi cho vào máy nghiền, nghiền thật nhuyễn và mịn.

Bước 4: Đổ các nguyên liệu và hũ thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát và sử dụng dần.

Bột ngũ cốc

4.3. Lưu ý

Nên sử dụng gạo lứt thay cho các loại gạo khác để đạt được hiệu quả tốt nhất

Bột ngũ cốc có thể thay thế bữa sáng và bữa phụ. Mỗi lần, nên cho trẻ ăn khoảng 2-3 lần. Bạn cũng có thể cho thêm sữa đặc để tạo vị ngọt cho ngũ cốc.

5. Thời gian và liều lượng sử dụng

Nên cho bé dùng ngũ cốc vào các bữa phụ là thời điểm thích hợp nhất. Cho bé sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng để có hiệu quả, tùy vào độ tuổi cũng như khả năng ăn của bé mà linh động về liều lượng bột ngũ cốc cho bé

Bột ngũ cốc cho bé là sự kết hợp hoàn hảo từ các loại hạt đậu, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và giúp ích cho sự phát triển của trẻ.

Nên có phương pháp và chế độ ăn cho trẻ khoa học, đa dạng và đủ chất cho các bé.

Để lại một bình luận

Zalo
Phone