Những điều cần biết khi nuôi dúi

Dúi là một loài được bà con nông dân nuôi khá nhiều trong mấy năm trở lại đây, Dễ nuôi, ít bệnh tật, giá trị lại cao khiến dúi trở thành sự lựa chọn hàng đầu để bà con làm kinh tế.

1. Đặc điểm nhận dạng con dúi

Hình dạng của dúi thường là hình dạng thân tròn, mũi nhỏ, tai nhỏ, mắt nhỏ màu đen giống loài chuột, không cổ, có 4 chân, có đuôi. Toàn thân phủ một bộ lông giống loài chuột, có râu ria trên mõm, răng giống răng thỏ. Ngoài ra chiều dài của loài dúi nhất là con dúi trưởng thành thường nằm từ khoảng 25cm – 35cm.

chăn nuôi dúi

Đuôi thì tầm khoảng từ 7cm – 12cm tuỳ loại và không có lông ở đuôi.

Trọng lượng trung bình của loài dúi dao động từ khoảng 0.7kg cho tới 3kg/con.

2. Môi trường sống tốt nhất cho dúi

Dúi thích sống và đào hang ở tre, nứa để vừa có thể ẩn nấp tránh các thú săn mồi vừa sống gần nguồn thực phẩm chính giúp cho dúi không cần đi xa vẫn có thức ăn để ăn

Chuồng trại nuôi dúi

Ngoài ra khi dúi được mang vào mô hình chăn nuôi và theo dạng nhốt trong chuồng thì đa phần người nuôi luôn chăm sóc dúi bằng nhiều nguồn thực phẩm quen thuộc của dúi hay ăn, đồng thời ăn kèm với thức ăn có tính bổ sung dinh dưỡng, thức ăn động vật bao gồm có ốc, giun đất,…

Tuy môi trường nuôi nhốt sẽ làm cho dúi thay đổi một số cách sinh hoạt giống như việc ăn đêm và ngủ ngày thành cả ngày dúi đều ăn uống vậy nên cần người nuôi chú ý hơn trong việc ăn uống và chăm sóc dúi để dúi sống khoẻ mạnh và tốt hơn.

3. Lưu ý khi nuôi dúi

Chọn dúi giống càng nhỏ càng hiệu quả

Chuồng trại nuôi dúi phải là những nơi khô ráo, không có quá nhiều ánh sáng  

4. Phân loại giống loài dúi

4.1. Dúi nâu:

Chúng có lông màu nâu. Loài dúi này rất khó nuôi nên rất ít người chọn lựa để nuôi với quy mô lớn.

4.2. Dúi má đào:

Dúi có bộ lông có màu sắc hoàn toàn khác với dúi móc lớn và nhỏ, lông trên phần thân của chúng có màu xám đen đậm nhạt rõ rệt, đặc biệt là hai bên má thì có màu hơi nâu để dễ phân biệt.

4.3. Dúi mốc lớn:

Giống dúi này chủ yếu được chăn nuôi với mục đích đi theo hướng thương phẩm nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay.

4.4. Dúi mốc nhỏ:

Chúng có bộ lông màu hơi mốc, có thân hình khá nhỏ và trọng lượng nhỏ hơn 0.5kg.

5. Thức ăn cho dúi

Cây họ nhà tre: có măng bát độ, tre, trúc, bương, đặc biệt không cho dúi ăn lá. (Sử dụng máy nghiền BT10 để có thể nghiền tre cho Dúi)

Thức ăn cho Dúi

Cây họ nhà mía có cỏ voi, các loại mía…

Ngũ cốc: bắp, thóc, sắn, khoai lang, …

Một số loại quả: bí, ổi, dưa,…

Ngoài ra dúi còn ăn được thức ăn động vật có ốc, giun đất,…

Chỉ với một nguồn thức ăn rẻ dễ kiếm, đàn dúi đã có thể sinh trưởng và lớn tốt.

6. Chăm sóc nuôi dưỡng và thu hoạch:

Dúi giống để nuôi thường được 2 – 3 tháng tuổi, trọng lượng 1,5 – 2,0 kg/con, đã quen ăn các thức ăn do con người cung cấp trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo.

Trước khi bán thịt 30 – 40 ngày, vỗ béo cho dúi bằng cơm, tấm gạo, ngô xay 60 – 70% trộn với thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn tinh hỗn hợp loại dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi 30 – 40%.

Dúi tăng trọng rất nhanh và béo khỏe, có thể đạt 0,5 – 0,7 kg/tháng, bán được giá, cho hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật chăn nuôi Dúi

7. Phòng và chữa bệnh:

Con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh.

Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột.

7.1. Bệnh ký sinh trùng ngoài da:

Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi.

Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1 – 2 lần/tháng.

7.2. Bệnh đường ruột:

Thường do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy.

Có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa…

Trên đây là một số thông tin cơ bản về chăn nuôi dúi. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi!

Trả lời

Zalo
Phone