Đinh lăng là một vị thuốc rất tốt và dễ tìm tại Việt Nam. Việc sử dụng lá đinh lăng sấy khô mang đến nhiều lợi ích tương tự đinh lăng tươi. Sấy khô đinh lăng là cách bảo quản lâu ngày không làm mất được tính nguyên vẹn của cây thuốc. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng của cây đinh lăng nhé.
1. Tác dụng của củ đinh lăng
Củ đinh lăng là một loại dược liệu quý với rất nhiều tác dụng tốt trong việc nâng cao sức khỏe và chữa bệnh
Củ đinh lăng ngâm rượu là cách rất tốt để chúng ta tận dụng được những tác dụng có lợi cho sức khỏe:
Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ ngon, tinh thần thoải mái. Tăng khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, giảm căng thẳng
Chống mệt mỏi, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Kích thích hệ thần kinh làm việc tốt hơn, hoạt hơn, nhanh nhạy hơn, kích thích hệ mạch máu não hoạt động tốt hơn.
Tăng cường giải độc gan, lọc máu giúp tăng cân dễ dàng
Giúp chữa lành vết thương nhanh chóng, kháng viêm
2. Phương pháp sấy khô đinh lăng phù hợp
Đinh lăng là thực vật thân gỗ, cũng giống như rất nhiều loài dược liệu khác, đều cần phải phơi khô hoặc sấy khô trước khi bảo quản và sử dụng
Khi sấy khô đinh lăng cần thái lát miếng mỏng để thuận tiện khi sử dụng
Khi ngâm rượu chủ yếu sử dụng phần củ rễ bởi đây là phần có tác dụng nhiều nhất
Phơi khô đinh lăng là cách thông dụng nhất khi sơ chế cây đinh lăng, tuy nhiên hiện nay việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất, sấy khô nhanh chúng ta nên dùng máy sấy dược liệu để sấy đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả cao, giảm giá thành sản phẩm và giảm chi phí nhân công và không tốn diện tích.
3. Công dụng của lá đinh lăng sấy khô
Cây đinh lăng có rất nhiều công dụng trong điều trị các chứng suy nhược nói chung.
Rễ và lá đinh lăng là những bộ phận thường được dùng làm thuốc.
Nước lá đinh lăng khô có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ cơ thể suy nhược gầy yếu.
Thải độc cơ thể, chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa chứng mụn nhọt, sưng tấy
Cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da, mề đay
Tác dụng an thần, chữa mất ngủ và tăng cường trí nhớ
Hỗ trợ điều trị các trường hợp tiêu hóa kém, nhức đầu, hoa ra máu.
Đinh lăng khô chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp.
Giải quyết tình trạng tắc tia sữa, tăng cường đề kháng cho phụ nữ sau sinh
Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp trẻ ngủ ngon
4. Hướng dẫn cách sấy lá đinh lăng khô chữa bệnh:
Lá đinh lăng đem về rửa sạch và ngâm nước muối, để ráo nước mới đem đi sấy
Cắt khú đinh lăng thành đoạn 5-7cm, cho vào máy sấy
Chú ý không nên cắt nhỏ quá để tránh bị vụn khi sấy đinh lăng khô
5. Cách bảo quản lá đinh lăng khô
Sau khi sấy khô lá đinh lăng, người bệnh nên sao kỹ lá đinh lăng qua lửa để bảo quản được lâu hơn.
Để tránh mốc ẩm, bạn nên trữ đinh lăng khô trong túi nilon buộc kín hoặc túi hút chân không.
Bảo quản túi ở nơi cao ráo, thoáng gió và không để trực tiếp dưới nắng. Trong điều kiện thời tiết mưa phùn kéo dài hay hanh nồm thì việc bảo quản lá đinh lăng khô trong tủ kín để tránh ẩm mốc.
6. Một số lưu ý khi sử dụng
Khi nghiên cứu về loại cây này, các nhà khoa học cho biết, rễ (củ) cây đinh lăng từ 6 tuổi trở lên đều rất quý. Tuy nhiên, trong cây đinh lăng có chứa chất saponin nếu dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…
Do vậy, sử dụng đinh lăng làm thuốc chỉ nên dùng đúng liều lượng
Rễ đinh lăng mỗi lần dùng chỉ từ 10 – 20g rễ đã sao khô, sấy khô
Đặc biệt, với rễ cây đinh lăng khi sử dụng mọi người nên dùng những cây từ 3 – 5 tuổi trở lên.
Trên đây là tác dụng của cây đinh lăng cũng như một vài lưu ý khi sử dụng, hi vọng với những thông tin trên mọi người sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây thuốc quý xung quanh mình.