1. Tìm hiểu nuôi trồng thủy sản là gì?
Thủy sản là cách gọi chung cho các loài động, thực vật sinh sống dưới nước ở biển hoặc các ao hồ, sông suối: cá, tôm, cua, ốc,… Nuôi trồng thủy sản là quá trình nuôi dưỡng các sinh vật trong các môi trường nước khác nhau theo điều kiện sinh sống như nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
Khi nuôi trồng bà con nên áp dụng các kỹ thuật canh tá khoa học cùng với các công nghệ mới để đảm bảo năng suất của thủy sản.
2. Các loại hình nuôi trồng thủy sản phổ biến
2.1. Nuôi trồng quy mô nhỏ
Loại hình mà người nuôi trồng theo sở thích, diện tích nhỏ, dùng để tự tiêu thụ cho gia đình hoặc đem bân
2.2. Nuôi trồng thương mại
Hình thức nuôi trồng theo quy mô lớn, áp dụng ở các cơ sở nuôi trồng thủy sản để thu được lợi nhuận tối đa
Sản phẩm thu hoạch để bán ra thị trường lớn
2.3. Nuôi trồng ở vùng nước lợ
Là hình thức nuôi thủy sản trên vùng nước lợ, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên nước lợ thường có giá thành thấp
2.4. Nuôi trồng bằng nguồn giống khai thác tự nhiên
Thu gom giống ở bên ngoài tự nhiên khi con non cho đến con trưởng thành, nuôi tiếp đến cỡ thương phẩm rồi đem bán ra thị trường.
2.5. Nuôi trồng thủy sản cao sản
Là mô hình nuôi thâm canh dùng hoàn toàn thức ăn công nghiệp theo nhu cầu của loài.
Lấy giống từ các trại sản xuất giống, nuôi trong lồng hay bể nuôi nhân tạo có màng lót…
3. Lợi thế ngành
Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam sẽ giúp cho thủy hải sản có chất lượng đảm bảo bởi nước ta có nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng.
Nguồn lao động dồi dào,khả năng tiếp thu các công nghệ, kỹ thuật mới một cách nhanh chóng
Nuôi trồng thủy sản hiện là một trong những ngành kinh tế trọng điểm được chú trọng phát triển. Sản lượng xuất khẩu liên tục tăng trưởng. Nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay cũng rất đa dạng, các mặt hàng chủ lực như: tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm bạc,…
4. Quy trình
4.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị con giống
Con giống tốt sẽ giúp cho việc nuôi đơn giản hơn, thủy sản sẽ lớn nhanh và tăng hiệu quả kinh tế
Nên chọn nguồn giống đảm bảo chất lượng.
4.2. Giai đoạn 2: Quá trình chăm sóc thủy sản.
Các loại thủy sản sau khi được lựa chọn kỹ lưỡng sẽ được chuyển đến môi trường nuôi.
Dùng máy đùn viên thức ăn chăn nuôi để tạo ra những viên cám nổi. Chủ động trong công đoạn chế biến và phối trộn độ dinh dưỡng khác nhau cho từng thời điểm vật nuôi phát triển.
Thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh dịch, thay nước nếu bị ô nhiễm.
4.3. Giai đoạn 3: Thu hoạch
Khi thủy sản đã phát triển đến ngưỡng nhất định thì ta tiến hành thu hoạch. Sử dụng các kỹ thuật chuyên nghiệp để thu hoạc nhanh nhất.
4.4. Giai đoạn 4: Chế biến và đóng gói đưa sản phẩm ra thị trường
5. Lưu ý khi nuôi trồng thủy sản
Cần phải chuẩn bị môi trường nuôi thủy sản cho tốt, bởi dù giống có tốt đến mấy nhưng nếu môi trường bẩn, không phù hợp thì chúng có thể bị chết.
Theo đó cần tiến hành khử trùng, làm sạch, đảm bảo nước trong phù hợp với đặc tính thủy sản.
6. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, hiệu quả kinh tế cao
Dùng bạt lót ao hồ được hầu hết các chủ cơ sở nuôi trồng lựa chọn bởi nó có độ bền cao, chống ăn mòn, đảm bảo chất lượng nước, chống xói mòn, chống thấm nước, đảm bảo môi trường nước chất lượng để vật nuôi phát triển.
Đặc biệt nuôi trồng thủy sản trong ao hồ có bạt lót sẽ hạn chế dịch bệnh, dễ dàng kiểm soát, dễ vệ sinh, dễ thu hoạch, tránh bị thất thoát, thời gian cải tạo nhanh…