Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra đạt hiệu quả cao

Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra

Chăn nuôi cá tra thương phẩm là một ngành nghề đem lại nguồn lợi khủng cho bà con. Ngày hôm nay, Bình Quân sẽ hướng dẫn cho bà con quy trình kỹ thuật nuôi cá tra đúng chuẩn nhằm giúp bà con đạt được hiệu quả chăn nuôi cao nhất.

1. Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cá phải có mực nước sâu khoảng 1,5-2m. Mực nước ao cần cao hơn mực nước sông cao nhất trong năm

Trước khi thả cá cần dọn sạch cỏ và cây xung quanh bờ ao, lấp hết hang hốc và tu sữa bờ ao

Tháo cạn nước trong ao. Bắt cá trong ao rồi thu gom hết rác rưởi, rong rêu dưới đáy ao

Vét bùn đáy ao, chỉ để lại một lớp bùn dày từ 0,2-0,3m

Lấy vôi bột rải khắp bờ và đáy ao với liều lượng 7-10kg vôi/100m

Phơi đáy ao dưới dưới trời nắng khoảng 2-3 ngày

2. Thả cá

chọn cá giống

2.1. Tiêu chuẩn chọn cá giống

Nên lựa chọn cá giống đảm bảo chất lượng để cá tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi

Chọn cá khỏe mạnh, cá đớp móng nhanh và mạnh,

Cá không bị nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn: kiểm tra ngẫu nhiên 15-20 con,

Chọn cỡ cá đồng đều, cơ thể không bị trầy xước, mất nhớt, các vây

2.2. Mật độ nuôi

Thả 60-100 con/m2

Cá giống mới đưa về, trước khi thả xuống ao nên tắm bằng nước muối 2-3 % trong 5-6 phút để loại trừ hết các ký sinh và chống nhiễm trùng vết thương, vết xây xát trên thân cá. Buổi chiều mát cùng ngày thả giống sử dụng Iodine với liều 0.2 gam/ m2 ao nuôi, hòa loãng với nước và tạt đều ao

2.3. Thức ăn

Có thể sử dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương, tự chế biến hợp lý để đảm bảo hàm lượng đạm trong thức ăn vào khoảng 15-20%, ngoài ra có thể sử dụng thức ăn công nghiệp chuyên dành cho cá tra giống

Để chủ động trong công đoạn chế biến và phối trộn độ dinh dưỡng khác nhau cho từng thời điểm vật nuôi phát triển có thể sử dụng máy đùn viên thức ăn chăn nuôi

Thức ăn cho cá

Khi cho ăn nên rải thức ăn đều ao để toàn bộ cá trong ao có thể ăn được, hạn chế sự phân cỡ cá trong ao, giảm thời gian thức ăn tiếp xúc với nước sẽ làm mất dinh dưỡng của thức ăn và gây ô nhiễm môi trường nước

Khẩu phần cho ăn và lượng thức ăn căn cứ vào điều kiện thời tiết, sức khỏe cá mà cần điều chỉnh sao cho phù hợp

3. Chăm sóc, quản lý

3.1. Quản lý chất lượng nước ao nuôi

Chất lượng nước ao nuôi rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cơ thịt của cá trong suốt vụ nuôi

Định kỳ khi cá sử dụng được khoảng 60-70 tấn thức ăn bắt đầu tiến hành hút bùn đáy ao để loại bỏ chất thải, giảm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi và tăng chất lượng cơ thịt cá

Sau khi cá thích nghi với môi trường nước mới thì tiến hành thay nước, lượng nước thay từ 25-30%. Tùy thuộc vào tần suất thay nước, lượng nước thay và lượng thức ăn đã sử dụng để quyết định thời điểm hút bùn đáy ao cho phù hợp.

3.2. Quản lý đàn cá

Mỗi ngày cần chú ý theo dõi sự hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và đạt hiệu quả cao

Mỗi tháng tiến hành kiểm tra cá một lần, khi kiểm tra bắt ngẫu nhiên 30 cá thể để xác định cỡ cá, trọng lượng đàn cá và đánh sự tăng trưởng.

3.3. Phòng bệnh

Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cá, định kỳ 8-10 ngày bổ sung vitamin C, premix khoáng, men tiêu hóa để cá khỏe mạnh và hấp thu tốt dưỡng chất trong thức ăn

Hạn chế mầm bệnh kí sinh trong cơ thể cá, định kỳ xử lý với CaO với liều 200kg/10.000 m3 nước để ổn định chất lượng nước ao nuôi

4. Thu hoạch

Thu hoạch cá tra

Thu hoạch những con có trọng lượng thương phẩm, còn những con chưa đạt trọng lượng thì giữ lại. Sau mỗi đợt thu hoạch cần tháo cạn nước để cải tạo lại ao.

Cảm ơn bà con đã quan tâm và theo dõi bài viết hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi cá tra. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Để lại một bình luận