Tăng thu nhập nhờ nuôi lợn rừng

Kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng

Lợn rừng là vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con chăn nuôi, hiện nay những món ăn được chế biến từ lợn rừng rất thơm ngon và là món ăn đặc sản ở một số vùng. Lợn rừng được thị trường ngày càng ưa chuộng, chính vì lẽ đó mà giá bán của lợn rừng cao hơn so với thịt lợn nhà

1. Đặc điểm nhận dạng lợn rừng

Lợn rừng thường có màu đen hoặc màu xám, lông da khô, lông gáy dài và cứng

Lợn đực trưởng thành thường có 4 răng nanh to, chắc khỏe, răng nanh hình tam giác màu trắng ngà, đầu răng nanh nhọn, cong vểnh ở 2 bên mép.

2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng

 

2.1. Chọn giống

Đối với heo đực giống:

Lợn đực giống chọn lúc chúng được khoảng 6 tháng tuổi, chọn lợn giống cần lưu ý một số đặc điếm sau:

Mặt dài, lưng thẳng và bụng thon đều không bị sệ

Bốn chân đều thẳng, cao và vững chắc. Lợn đực giống cần phải mang tính hung hãn và dữ tợn.

Đối với heo nái:

Chọn những con lợn nái khỏe mạnh, không khuyết tật, chọn những con có đủ số vú để nuôi đàn đông con,

2.2. Vị trí làm chuồng trại

Vị trí chuồng trại

Nên chọn vị trí cao ráo, dễ dàng thoát nước, do đặc tính thích dũi đất của lợn rừng nên nếu chỗ nuôi là đất thịt pha cát thì càng tốt.

Nên chọn chuồng trại gần nguồn nước. Nước phải đảm bảo độ sạch và sẵn dùng quanh năm, nguồn nước không chỉ cung cấp cho lợn rừng mà còn để tưới rau xanh che bóng mát cho trang trại

2.3. Kỹ thuật làm chuồng nuôi lợn rừng

Có thể sử dụng nứa, tre, gỗ hoặc dây thép để làm chuồng

Cần đảm bảo chuồng nuôi ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.

Chọn vị trí cao ráo, tránh ngập úng

2.4. Làm máng ăn uống

Phần máng ăn uống cần thiết kế ở phía đầu chuồng, cũng là nơi thấp nhất trong chuồng, giúp cho việc dọn dẹp dễ dàng, máng luôn ở trạng thái sạch sẽ.

Máng ăn cần có độ cao hơn khoảng 10-15cm. Chiều dài của máng trong khoảng 2m độ rộng lòng máng 15-20cm. Nếu máng cố định thì cần xây cao hơn so với mặt đất 5-7 cm để tiện vệ sinh chuồng trại.

3. Nguồn thức ăn cho lợn rừng

3.1. Thức ăn rau xanh

thức ăn xanh

Thức ăn rau xanh cho lợn rừng đa dạng các nguyên liệu như thân cây ngô, cây chuối, các loại rau, đu đủ, quả su su,…Cùng với đó bà con có thể sử dụng các loại cây thuốc nam để cho lợn rừng ăn giúp hạn chế bệnh tật

Với những thức ăn như thân cây ngô, cây chuối, trước khi cho ăn chúng ta nên băm nhỏ nguyên liệu bằng cách dùng các dòng máy băm cỏ, băm chuối để băm nhuyễn  nguyên liệu.

3.2. Thức ăn khô cho lợn rừng

Nguồn thức ăn khô cho lợn rừng thường rất đa dạng nó có thể là các nguyên liệu như: ngô, khoai sắn, cám gạo, bên cạnh đó cần bổ sung thức ăn có nguồn đạm như giun quế và các loại cá khô.

Trước khi cho lợn ăn cần đảm bảo an toàn, thức ăn không bị ẩm mốc, không bị sâu mọt, không có mùi lạ hay không bị vón cục. Các thức ăn cần được nghiền nhỏ trước khi cho lợn ăn.

Thức ăn thô

4. Cách phòng trừ bệnh

Chủ chăn nuôi cần chú ý phải thường xuyên tẩy rửa, khử uế chuồng nuôi, sau mỗi lứa nuôi cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và để chuồng nuôi nghỉ ngơi 2-5 ngày trước khi thả lứa tiếp theo

Hạn chế  người và vật lạ vào khu vực nuôi, tránh làm lợn hoảng lợn và cùng ngăn được mầm bệnh vào trong chuồng nuôi.

5. Vắc xin và tiêm phòng cho lợn rừng

Mỗi loại vắc xin chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, bà con cần định kỳ tiêm nhắc lại.

Sau khi tiêm vắc xin, khoảng 7-21 ngày sau mới có thể miễn dịch

Trả lời

Zalo
Phone