Tro trấu là gì? Cách sử dụng tro trấu trong nông nghiệp

Tro trấu trồng rau mầm

1.Tro trấu là gì?

Tro trấu là lớp vỏ của hạt gạo, lớp trấu này được sử dụng nhiều trong cuộc sống như dùng để ủ làm phân bón cây trồng. Hiện nay tro trấu được sử dụng nhiều trong nông nghiệp như một loại phân hữu cơ, tuy nhiên để tạo ra được tro trấu chúng ta có thể sử dụng máy nghiền để nghiền.

Vỏ trấu

2. Xử lý tro trấu để trồng cây

Tro trấu không qua xử lý sẽ gây hại cho cây trồng. Vì vậy, việc xử lý tro trấu không đúng cách có thể làm cho cây không những không phát triển mà còn bị trụi dần đi, sức đề kháng của cây kém dần. Trước khi đem tro trấu đi bón cây trồng nên xử lý qua bằng nước sạch để loại bỏ những cặn bã, sau đó để vài ngày cho ráo nước.

3. Lợi ích của việc sử dụng tro trấu đối với cây trồng

tro trấu cải tạo đất trồng cây

3.1. Tro trấu có khả năng hút nước và giữ phân tốt

Tro trấu giúp giữ nước tốt và rất giàu chất dinh dưỡng, tro trấu còn nguyên vỏ có độ tơi xốp cao.

3.2. Tro trấu chứa hàm lượng kali và carbohydrate

Việc sử dụng tro trấu để trồng cây sẽ giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cây trồng như: canxi, phốt pho, kali, các nguyên tố vi lượng giúp cải tạo đất và bổ sung hàm lượng kali cho cây trồng.

3.3. Trấu có độ bền cao, lâu phân hủy

Tro trấu giúp đất luôn tơi xốp và dưỡng ẩm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh vật hoạt động và dinh dưỡng cây trồng.

3.4. Cải thiện độ pH

Việc sử dụng tro trấu để trồng cây vừa đem lại hiệu quả cao vừa tiết kiệm được chi phí, tro trấu có tính trung hòa giúp ổn định pH cho những vi sinh vậy đất.

4. Ưu điểm của tro trấu

Tro trấu tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhờ thoáng khí

Tro trấu chứa nhiều hàm lượng kali, không mầm bệnh, không vi khuẩn

Việc sử dụng tro trấu giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, giữ phân tốt hút nước và giữ nước tốt.

5. Hướng dẫn sử dụng tro trấu làm giá thể trồng rau mầm

Rau mầm

5.1. Chuẩn bị

Lựa chọn hạt giống: Nên chọn những hạt giống chuyên dùng để trồng rau mầm có tỷ lệ nảy mầm cao. Các loại hạt có thể sử dụng để trồng rau mầm như: hạt rau muống, hạt rau cải, rau dền, súp lơ,…Nên tránh các loại hạt như đậu ván, khoai tây vì các loại đó có chứa độc tố gây hại cho sức khỏe.

Dụng cụ: Khay, thùng xốp

Tro trấu: Sử dụng tro trấu mới và đảm bảo đã qua xử lý ngăn ngừa sâu bệnh.

5.2. Cách thực hiện

Rải tro trấu đều lên bề mặt của khay, sau đó dùng bình xịt nước để giữ ẩm

Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt giống cùng với nước ấm khoảng 30 phút (tùy thuộc vào các loại hạt giống khác nhau mà có độ ngâm khác nhau). Đối với các loại hạt to và có vỏ dày như rau muống nên ngâm khoảng 5-6 tiếng để nhanh nảy mầm.

Sau khi ngâm hạt giống, chúng ra vớt ra để cho ráo nước và tiến hành gieo lên bề mặt tro trấu ở trong khay rồi tưới nước. Sau đó để khay ở nơi thoáng mát, có bóng râm.

Sau khoảng 3-4 ngày hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm, lúc này hãy di chuyển khay tới vị trí có nhiều ánh sáng giúp cho cây phát triển tốt, nhưng cần lưu ý không nên để trực tiếp dưới ảnh nắng mặt trời để tránh trường hợp cây bị héo úa.

5.3. Cách chăm sóc

Không nên tưới nước cho rau mầm vào buổi trưa. Chúng ta chỉ nên tưới nước cho rau mầm 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát để rau mầm được phát triển tốt

5.4. Tiến hành thu hoạch rau mầm

Thu hoạch rau mầm

Gieo hạt sau khoảng 7 ngày chúng ta có thể bắt đầu thu hoạch rau mầm, chúng ta có thể nhổ cả gốc rau mầm sau đó cắt rễ hoặc có thể cắt sát gốc trực tiếp trong khay.

Trả lời

Zalo
Phone