Cá chép ăn gì và các loại thức ăn cho cá chép?

Chăn nuôi cá chép

1. Đặc tính của cá chép

Cá chép là loài cá nước ngọt, thường sống thành bầy, dễ nuôi do chúng có thể sống được trong nhiều điện kiện thời tiết khác nhau.

Cá chép là loài ăn tạp nên chúng hầu như có thể ăn được mọi thứ từ: côn trùng, thực vật, rong rêu,…Cá chép là loại cá có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập khủng cho bà con, chính vì vậy chúng ta cần chú ý đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng để đảm bảo cá được thơm ngon, chắc thịt.

Đặc tính của cá chép

2. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi cá chép

2.1. Chuẩn bị ao nuôi

Nên đào ao hình chữ nhật với chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần chiều rộng. Bà con nên tu sửa bờ ao, lấp các hang hốc ven bờ ao, phát quang bờ bụi để mặt ao được thoáng.

Chú ý đất trong ao không bị chua hay mặn, không bị nhiễm phèn, phải gần với nước sạch.

2.2. Chọn cá giống

lựa chọn cá giống

Chọn những con cá bơi lội theo đàn linh hoạt, khi có tiếng động thì phản xạ nhanh, cá quẫy khi vớt lên, toàn thân trơn bóng, không bị tróc vẩy hay rách vây, cá còn nhiều nhớt, thân mình không khô, không bệnh.

Để chọn kích cỡ cá giống, bà con cần dựa theo điều kiện của từng ao nuôi.

Thả thử cá giống vào nước: bắt 10-15 con cá giống thả thử vào ao, theo dõi cá trong 20-30 phút. Nếu cá hoạt bát là cá giống tốt và có thể tiến hành thả nuôi cá bình thường. Nếu cá chết thì không được tiếp tục thả cá mà phải kiểm tra lại chất lượng cá giống cũng như kiểm tra lại nguồn nước.

2.3. Tiến hành thả cá

Trước khi tiến hành thả cá bà con cần ngâm túi chứa cá xuống ao khoảng 10 phút, khi thả bà con cho nước ao từ từ tràn vào túi bằng cách nhấn chìm một nửa miệng túi xuống ao.

Thời điểm tốt nhất để thả cá là sáng sớm hoặc chiều tối khi trời mát mẻ không có mưa, cũng như tránh thả khi trời còn đang nắng.

Lưu ý để cá đạt được năng suất cao thì bà con đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc cá.

3. Cá chép ăn gì? Những loại thức ăn cho cá chép

Nguồn thức ăn của cá chép vô cùng đa dạng và phong phú, chúng có thể ăn được các loại thức ăn như: cám gạo, sắn giã nhỏ, thóc mới, thủy sinh, côn trùng. Tuy nhiên để nuôi cá chép đạt hiệu quả cao thì cần cho ăn đủ các loại thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và những loại thức ăn bổ sung để đảm bảo sự phát triển và năng suất của cá.

3.1. Thức ăn thô xanh

Thức ăn xanh

Thức ăn tự nhiên: Các loại củ quả, trái cây như cà rốt, dưa leo, ổi, mít và các loại rau xanh như: rau muống, rau dền,,…Ngoài ra cá chép còn có thể ăn được các loại hạt như: hạt điều, hạt hướng dương.

Thức ăn công nghiệp: Các loại bã công nghiệp, bã rau củ quả như bã rau sống, bã táo, bã cà chua, bã nước ép,…

3.2. Thức ăn tinh

Thức ăn tự nhiên: Bao gồm các loại bột sắn, bột ngô, bột đậu tương, bột mì, cám gạo và các loại nguyên liệu chứa nhiều thành phần tinh bột.

Thức ăn công nghiệp: Bao gồm bã đậu nành, bã mắm, bã gạo, bột cá,…và các chế phẩm chứa nhiều năng lượng cho cá.

Thức ăn tinh

3.3. Thức ăn bổ sung

Bà con có thể bổ sung thức ăn tự phối trộn hay các loại cám công nghiệp. Nhưng để đảm bảo nguồn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí thì bà con nên tự chế biến thức ăn cho cá chép bằng cách sử dụng dòng máy đùn viên thức ăn chăn nuôi.

Việc tự chế biến thức ăn chăn nuôi bà con có thể chủ động hơn trong công đoạn phối trộn độ dinh dưỡng khác nhau cho từng thời điểm vật nuôi phát triển.

thức ăn bổ sung

>>>Tham khảo: Bài viết phối trộn thức ăn cho cá

3.4. Lưu ý về thức ăn cho cá chép

Đối với các thức ăn thô và thức ăn tinh trước khi cho ăn bà con cần nấu chín để diệt khuẩn, tránh nhiễm bệnh cho cá, sau đó đánh tơi hoặc xay nhỏ để cho cá dễ ăn hơn.

Đối với thức ăn tự chế biến bà con cần có công thức phối trộn đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh.

Nên bổ sung thường xuyên cho cá thức ăn tự chế biến vì viên cám có chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin cần thiết mà thức ăn tự nhiên thường không có.

Để lại một bình luận