Mô hình nuôi ếch thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao

CHĂN NUÔI ÊCH

1. Đặc điểm sinh học cơ bản của ếch

Ếch là loại động vật thường sống ở môi trường nước sạch, không ô nhiễm.

Ếch thường sinh sản vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1000-4000 trứng/ếch cái. Đẻ từ 3-4 lần/năm.

2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch

Giai đoạn 1: Ếch là nòng nọc sống ở dưới nước và thở bằng mang

Giai đoạn 2: Nòng nọc phát triển thành ếch, sống cả ở dưới nước và trên cạn thở bằng phổi và thở qua da.

Ếch thuộc lớp lưỡng cư nên có thể sống dưới nước cũng có thể sống trên cạn đảm bảo chúng có thể thích nghi và phát triển tốt nhất.

3. Mô hình chăn nuôi ếch

 

3.1. Xây dựng bể/ chuồng nuôi

Bể nuôi ếch có diện tích từ 6-10m2, tường cao 1,2-1,5m. có lưới đậy để tránh ếch nhảy ra

Bể/chuồng nuôi cần tránh ánh năng trực tiếp và hạn chế làm tăng nhiệt độ.

Bể chuồng nuôi ếch

Bể nên làm hơi nghiêng về phía cống thoát nước để có thể dễ dàng thay nước và làm phao nổi. Có thể sử dụng bèo tây để làm chỗ nghỉ ngơi cho ếch.

Hằng ngày cần dọn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

Trước khi thả ếch nên khử trùng bể nuôi, sau 6-8h thì xả nước sạch đi sau đó phơi khô rồi mới lấy nước sạch vào bể nuôi.

3.2. Lựa chọn ếch giống

lựa chọn con giống

Nên chọn những con cùng ngày tuổi, to khỏe, hoạt động nhanh nhẹn, không bị dị tật.

Chọn những con có màu sắc tươi sáng, không bị xây xát

Thời điểm thả ếch thích hợp nhất là vào những ngày trời mát và vào buổi sáng hoặc chiều tối.

Trước khi thả ếch giống nên cho ếch tắm nước muối 3% trong 10 phút để diệt ký sinh trùng, mầm bệnh,…con nào chết cần loại bỏ ngay.

3.3. Lựa chọn thức ăn phù hợp.

Ếch là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn các loại thức ăn như: cá nhỏ, tôm,giun đất, trùn quế, sâu bọ,…và cám viên

Ngoài ra thức ăn cho ếch thương phẩm còn là những loại thức ăn công nghiệp, thức ăn cho ếch là những viên cám nổi với độ đạm từ 20-40%.

Ngày nay chúng ta có thể hoàn toàn chủ động trong việc cung cấp thức ăn cho ếch bằng việc tự chế biến thức ăn bằng máy đùn viên thức ăn chăn nuôi. Việc sử dụng máy đùn viên sẽ giúp chúng ta có thể tự phối trộn thức ăn phù hợp với lứa tuổi của ếch và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thức ăn chăn nuôi ếch

>>>Tham khảo: https://congtybinhquan.com/cong-thuc-lam-vien-cam-noi-cho-ca-tom.html

3.4. Thời điểm thích hợp cho ăn

Chúng ta sẽ cho ếch ăn thành nhiều lần trong ngày. Cho ăn vào lúc chiều tối và đêm, nên tập trung cho ếch ăn nhiều vào tối và đêm.

Bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe hạn chế dịch bệnh và tiêu hóa tốt thức ăn. Đặc biệt cần phải lựa chọn kích cỡ thức ăn và hàm lượng đạm sao cho phù hợp với sự phát triển của ếch.

Lưu ý khi thay đổi thức ăn cho ếch cần thay đổi từ từ, bởi thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy và bỏ ăn.

4. Chăm sóc và phòng bệnh

4.1. Phân ếch thành từng đàn

Trong quá trình thay nước bà con cần chú ý quan sát và phân loại các con ếch bị bệnh để tránh bị lây lan và các con ếch có kích thước nhỏ đến tránh việc con lớn cắn chết con nhỏ.

4.2. Chăm sóc ếch thường xuyên

Dọn vệ sinh xung quanh hồ nuôi ếch, trồng thêm sả xung quanh hồ, thường xuyên kiểm tra những con nằm dưới nước không chịu ngoi lên và những con nằm trong hốc kẹt.

Thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của ếch để từ đó điều tiết được lượng thức ăn sao cho phù hợp, tránh việc cho ăn thừa sẽ dẫn đến lãng phí thức ăn.

5. Thu hoạch ếch

Thu hoạch

Sau thời gian khoảng 3 tháng, mỗi con ếch đạt trọng lượng từ 200-300g/con là có thể tiến hành thu hoạch

Trước khi thu hoạch nên bỏ đói ếch khoảng 1 ngày và xả hết nước trong hồ dùng vợt hoặc lưới để bắt ếch.

Để lại một bình luận