Công thức làm viên cám nổi cho cá, tôm,…

ĐÙN VIÊN

Sau đây là bài viết chia sẻ về một số công thức làm viên cám nổi cho cá, tôm, ếch,…

Nguyên liệu thường dùng

ĐÙN VIÊN

Nguyên liệu tươi

  • Nguyên liệu tươi có nguồn từ động vật như cá tạp, tôm, tép, ốc, giun đất,….
  • Nguyên liệu tươi có nguồn từ thực vật như rau, bèo, cỏ, lá xanh,…

Nguyên liệu tươi này thường được chế biến cho cá ăn ngay hoặc ủ lên men rồi cho ăn.

Nguyên liệu khô

  • Nguyên liệu khô có gốc động vật như bột cá, thịt, xương,…
  • Nguyên liệu khô có gốc thực vật như cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột bã đậu,…..

Cách làm cám viên nổi cho cá, tôm từ 2 nguồn nguyên liệu được phối trộn theo công thức và sử dụng máy đùn viên thức ăn chăn nuôi để tạo làm cám viên nổi.

Lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tươi, các nguyên liệu cần được làm chín để giúp cá, tôm dễ tiêu hóa hơn.

Quy trình làm cám viên nổi cho cá, tôm,…

Chuẩn bị nguyên liệu

Để làm cám viên nổi cho cá, tôm chúng ta cần lựa chọn nguyên liệu cẩn thận và thực hiện chính xác theo công thức phối trộn phù hợp. Nếu nguyên liệu được chọn là nguyên liệu tươi thì cần phơi nắng khô hoặc sử dụng máy sấy làm khô rồi đưa vào máy nghiền để nghiền nguyên liệu thành bột, điều này giúp thức ăn được cá dễ tiêu hóa hơn và có thể sử dụng được máy đùn viên thức ăn chăn nuôi. Hoặc có thể mua nguyên liệu khô dạng bột tại các cửa hàng, đại lý có sẵn ở địa phương.

Tiếp theo ta tiến hành phối trộn theo đúng tỷ lệ nếu nguyên liệu ít thì có thể dùng tay, tuy nhiên đối với các trang trại lớn cần sử dụng máy trộn nguyên liệu để đảm bảo nguyên liệu được trộn đều tiết kiệm thời gian công sức cho bà con.ĐÙN VIÊN

Đùn viên cám nổi

Bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất cám viên nổi là ép đùn thành viên. Máy đùn viên thức ăn chăn nuôi có thể khắc phục tất cả các hạn chế còn tồn tại trong quy trình phát triển chăn nuôi cá. Máy giúp bà con có thể dễ dàng sản xuất dự trữ thức ăn cho cá trong thời gian dài, chỉ cần phối trộn đúng công thức rồi cho vào máy.

Cám nổi sau khi sản xuất cần hạ độ ẩm và nhiệt độ qua bước sấy hoặc phơi khô. Bước này khá quan trọng bởi nó giúp viên cám bảo quản được lâu hơn. Thành phẩm sẽ là những viên cám chất lượng, bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cá, tôm,…

Để cám viên nổi bóng đẹp hơn, người ta thường sử dụng máy chao dầu để phủ dầu lên bề mặt của viên cám. Đây là bước tùy chọn nên bà con có thể sử dụng hoặc bỏ qua. Cuối cùng là cho cá, tôm ăn ngay hoặc đóng bao bảo quản.

ĐÙN VIÊN

Buồng dao cắt viên cám của máy đùn viên cám nổi sẽ có 4 dao cắt cám cùng chiều dài 33cm* chiều rộng 13cm. Mặt sàng sẽ có nhiều kích thước đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng: 1 ly, 1.5 ly, 2 ly, 2.5 ly, 3 ly, 4 ly, 7 ly, 8 ly,….

ĐÙN VIÊN

Một số công thức phối trộn cám viên nổi cho cá cho bà con tham khảo

CÔNG THỨC 1

ĐÙN VIÊN

CÔNG THỨC 2

ĐÙN VIÊN

CÔNG THỨC 3

ĐÙN VIÊN

Cách làm cám viên nổi cho cá, tôm với những công thức phối trộn trên còn tùy thuộc vào từng loại cá, độ tuổi, quy mô chăn nuôi của từng trang trại, từng nhà máy để xác định được quy trình và các loại máy với năng suất phù hợp nhất.

Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bà con trong chăn nuôi!

 

Trả lời

Zalo
Phone