Lươn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Hiện nay không ít người dân đã thoát nghèo bền vững nhờ vào mô hình chăn nuôi lươn
Trước khi tiến hành nuôi lươn bà con cần nắm vững những kiến thức kỹ năng cơ bản về cách chăn nuôi để đạt hiệu quả và đem lại lợi ích cao.
1. Chọn lươn giống
Khi chọn lươn giống bà con nên lưu ý những điểm sau:
Lươn giống cần có màu vàng sẫm, mình trơn tuột, có nhớt nhưng không bị sứt sẹo
Chọn những con giống có kích thước đều nhau, trọng lượng từ 50 con/1kg
Mật độ phù hợp nhất để nuôi lươn đó là khoảng từ 45 con/1m2.
2. Chuẩn bị bể bạt nuôi lươn
Đầu tiên chúng ta nên xác định vị trí bể nuôi và xây dựng bể. Bể nuôi lươn cần được xây dựng ở những nơi có nền đất cao. Hướng sáng, gần ao, hồ,…và nguồn nước sạch.
Bể sau khi xây nên lót một lớp bạt nilon dày dưới đáy bể tránh lươn thoát ra ngoài, tiếp đó đổ nước vào bể ngâm nước 2-3 ngày để giảm bớt mùi xi măng và loại bỏ những hóa chất.
Bên cạnh đó chúng ta cũng nên thả thêm các khóm bèo, lục bình để tạo ra môi trường sống giống với tự nhiên cho lươn có chỗ bám vịn và sinh sống.
3. Lươn ăn gì? Thức ăn cho lươn
Lươn thường được ăn những thức ăn tự nhiên như cá, ốc nhỏ, ấu trùng, kết hợp cùng cám bột xay nhuyễn trộn rồi cho lươn ăn.
Lươn là loài ăn tạp nhưng khi cho ăn chúng ta cần lưu ý thức ăn không bị ôi thiu để tránh mắc bệnh đường ruột và chết.
Ngoài những thức ăn tự nhiên thì lươn cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng đa dạng hơn, tăng đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, vì vậy bà con có thể sử dụng cám viên tổng hợp để chăn nuôi lươn đạt hiệu quả hơn.
Để có cám viên cho lươn ăn thì các dòng máy sản xuất cám đã ra đời để phục vụ nhu cầu chăn nuôi của bà con. Việc sử dụng máy móc sản xuất thức ăn trong chăn nuôi sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí mua cám và giúp cho người chăn nuôi lươn nâng cao chất lượng lươn thành phẩm cũng như tối ưu hơn hiệu quả kinh tế.
3.1. Đặc tính của cám viên cho lươn:
Cám viên cho lươn ăn cần phải đáp ứng một số đặc điểm sau:
Cám có chất dinh dưỡng cao với độ đạm từ 35-40
Viên cám chắc, thời gian tan trong nước lâu hơn so với thức ăn của cá, giảm thiểu ô nhiễm nước do thức ăn bị tan
Kích thước phù hợp, không quá lớn
Cám viên cho lươn phải đảm bảo các khoáng chất, vitamin, enzym và các hoạt chất giúp lươn tăng sức đề kháng.
3.2. Máy làm cám viên cho lươn
Máy đùn viên thức ăn chăn nuôi, máy chuyên làm ra những viên cám chín, khử khuẩn tốt, đảm bảo nguồn thức ăn được an toàn hơn.
Kích thước viên cám được làm ra phù hợp với sự thay đổi theo từng thời điểm sinh trưởng của lươn
Nguyên liệu trước khi đem đi làm cám cần được nghiền thành bột mịn, phối trộn đủ, đều để có viên cám đầy đủ dinh dưỡng, giúp lươn phát triển đồng đều.
>>>Tham khảo:https://congtybinhquan.com/cong-thuc-lam-vien-cam-noi-cho-ca-tom.html
4. Chăm sóc và phòng bệnh
4.1. Chăm sóc
Lươn không thể sống trong môi trường ô nhiễm nên 2 ngày thay nước trong bể 1 lần. Chỉ cần thay khoảng 80 % mỗi lần là được. Làm như vậy để các yếu tố môi trường trong bể nuôi được ổn định và điều hòa.
Khi mới thả lươn không cho ăn ngay mà chờ lươn ổn định rồi bắt đầu cho ăn
4.2. Phòng bệnh
Thường xuyên quan sát và tách những con có bệnh để tránh lây lan sang đàn
Khi thả lươn vào bể nuôi thấy lươn ra nhiều nhớt hơn bình thường và ngoi đầu lên khỏi mặt nước thì đó là biểu hiện lươn đang bị sốc môi trường.
5. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào trọng lượng của lươn, nếu thả dày thì sau 5-6 tháng, cân nặng của lươn đạt từ 150-220g/con là có thể tiến hành thu hoạch.
Thời gian thu hoạch lươn là vào sáng sớm hoặc chiều mát
Số lượng lươn trong thùng không dày quá để tránh lươn quẫy đạp lên nhau và ngạt thở chết
6. Kết luận
Trên đây là kỹ thuật chăn nuôi lươn, hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi bài viết!