Kỹ thuật nuôi gà đông tảo? Cách phối trộn thức ăn cho gà

kỹ thuật chăn nuôi gà dông tảo

Gà Đông Tảo là một giống gà quý hiếm của Việt Nam với đặc điểm cặp chân xấu xi, đôi chân to và thô, khi gà trưởng thành có thể nặng đến 4,5kg. Gà Đông Tảo được xem là giống gà mang lại lợi ích kinh tế cao. Do đó nhiều gia đình hiện nay chọn giống gà này để chăn nuôi, không chỉ vậy giống gà này rất dễ chăm sóc và có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

đặc điểm nhận dạng gà đông tảo

1. Chọn gà giống

Trong chăn nuôi khâu lựa chọn gà giống được coi là khâu quan trọng nhất bởi nó quyết định đến việc chăn nuôi có hiệu quả hay không.

Nên chọn những con giống khỏe mạnh, có đặc điểm phù hợp với tiêu chuẩn giống. Nếu là con giống thuần chủng thì chân phải mập và có màu hồng hoặc cam. Nếu con nào càng ít lông thì lớn lên da càng đỏ. 

lựa chọn gà giống

2. Kỹ thuật làm chuồng nuôi 

2.1. Kỹ thuật làm lồng úm cho gà mới nở

Gà mới nở cần được giữ ấm nên chúng ta cần làm lồng kín gió để gà không bị cảm lạnh.

Lồng úm cho gà cần có kích thước đủ cho 100 gà con: 2m x 1m x 0,5m. Cần bảo quanh kín lồng úm và đặt đèn chiếu sáng cho gà luôn được ấm, tránh bị cảm lạnh, nhiễm bệnh. 

Lưu ý cần sát khuẩn lồng thật kỹ trước khi cho gà con vào nuôi

2.2. Kỹ thuật làm lồng cho gà trưởng thành

Chuồng gà phải cao ráo thoáng mát. Chuồng làm cẩn thận để tránh mưa gió tạt nước vào, đồng thời cũng tránh được chim chuột và rắn đến ăn gà vào ban đêm.

Khi xây chuồng nên xây chuồng cao hơn để tránh mưa ngập. Đáy chuồng nên lót trấu để gà được ủ ấm. 

Vách chuồng nên xây cao khoảng nửa mét, xây chắc chắn để gà không bay được ra ngoài. 

Các máng đựng thức ăn và nước uống cho gà cần được đặt xen kẽ nhau. 

3. Cách phối trộn thức ăn cho gà đông tảo

3.1. Giai đoạn gà 1 ngày đến 2 tháng tuổi

Giai đoạn này gà còn rất nhỏ, hệ tiêu hóa còn yếu nên lúc này gà cần nhiều tinh bột nhất để phát triển cơ thể. Chính vì vậy bà con nên chọn nguồn thức ăn giàu tinh bột, dễ sơ chế cảu ngành nông nghiệp cho gà ăn. Những thức ăn như cám trộn với cơm, gạo tấm hoặc bắp nghiền, lúa xay nhỏ,,,đều là những thực phẩm cung cấp đủ khoáng chất cho gà mỗi ngày.

Đối với giai đoạn này trung bình mỗi ngày cho gà ăn từ 20-40gr thức ăn

3.2. Giai đoạn từ 2 đến 6 tháng tuổi

Đối với giai đoạn này, gà phát triển rất mạnh về hệ xương, lông tơ và các bắp cơ của cơ thể, đặc biệt là đôi chân chính vì vậy, cần bổ sung cho gà nhiều dưỡng chất cần thiết như canxi và chất xơ để gà phát triển xương chắc khỏe.

Bà con có thể cho gà ăn thân cây chuối, trộn cùng với thóc, bột ngô hoặc trộn thân cây chuối băm nhỏ với thóc nguyên hạt

Để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho gà, bà con có thể cho gà ăn những loại cám, bột dạng viên của ngành công nghiệp. Tuy nhiên khi sử dụng cám viên bà con chỉ ên trộn cùng rau, chuối tồi cho gà ăn.

nguyên liệu ép cám viên

3.3. Giai đoạn từ 6 đến 10 tháng tuổi

Đối với gà lấy thịt: cần tăng cường tinh bột và bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau băm nhỏ để thịt gà được săn, chắc, ngon. Giai đoạn này bà con cho gà ăn thóc hoặc ngô

Đối với gà nuôi đẻ trứng: Cần tăng cường các thức ăn giàu chất xơ, canxi như rau mầm, giá đỗ, ủ sâu canxi để cho gà ăn bổ sung thêm chất dinh dưỡng tự nhiên thay vì nguồn thức ăn từ công nghiệp.

thức ăn cho gà 6 đến 10 tháng tuổi

Nên cho gà ăn 60-100gr thức ăn mỗi ngày. Bà con cũng có thể thêm bớt lượng thức ăn sao cho phù hợp nhất. 

3.4. Giai đoạn gà trên 10 tháng tuổi

Lúc này gà đã dễ chăm sóc hơn, gà đã phát triển mạnh toàn bộ cơ thể, bà con có thể cho gà ăn đan xen gạo, thóc, bột ngô, bột cám gạo,…rau, hay cám viên, sâu canxi.

Gà nếu được chăm sóc tốt có thể nặng từ 5-6kg/con

>>>Tham khảo công thức phối trộn thức ăn cho gà tại đây

4. Phòng trừ bệnh

Nuôi gà thường có nguy cơ bị nhiều bệnh khác nhau, những mầm bệnh này sẽ lây lan nhanh làm cho gà tử vong làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và công sức chăm sóc. Do vậy, chủ chăn nuôi cần đảm bảo vệ sinh chuồng sạch sẽ hàng ngày, thường xuyên tẩy uế chuồng trại.

5. Những lưu ý trong quá trình nuôi gà 

Để đạt được hiệu quả chăn nuôi cao cũng như chất lượng thịt ngon hơn bà con cần đảm bảo thức ăn và nước uống đều nhau để cà đàn phát triển đồng đều

Chuồng trại cần đảm bảo sạch sẽ để tránh dịch bệnh. Bà con nên dùng thuốc khử trùng để xịt chuồng từ 2 tuần 1 lần. 

6. Kết luận

Trên đây là bài viết về chăn nuôi gà đông tảo. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Trả lời

Zalo
Phone