Mực khô – Món ăn đặc trưng của người Việt

mực khô

1. Mực sấy khô

Mực sấy khô là món ăn vặt được nhiều người yêu thích, món ăn có vị ngon, ngọt, dai dai, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

Mực sấy khô

Trước khi mực sấy khô được làm bằng phương pháp thủ công là phơi nắng, thì hiện nay mực được đem sấy khô bằng máy sấy giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không tốn nhiều thời gian và công sức.

2. Tác dụng của mực khô đối với sức khỏe con người

2.1. Giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng sắt

Mực có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đồng lớn, trong mực chứa tới 90% lượng đồng. Đây là chất xúc tác để cơ thể của chúng ta hấp thu sắt, góp phần tạo ra hồng cầu cho cơ thể con người.

2.2. Giúp hỗ trợ làm giảm chứng đau nửa đầu(Vitamin B2)

Mực khô rất giàu Vitamin B2 sẽ giúp chúng ta phòng và hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh đau nửa đầu.

Món ngon từ mực

2.3. Giúp xương và răng chắc khỏe

Mực chứa nhiều phốt pho, phốt pho hỗ trợ canxi trong việc phát triển xương và răng chắc khỏe hơn. Nên việc ăn mực thường xuyên sẽ làm giảm khả năng mắc các bệnh về răng và xương. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai sẽ cung cấp thêm nguồn canxi cho quá trình hình thành xương của thai nhi.

2.4. Tốt cho hệ tim mạch (Vitamin B12)

Mực khô cung cấp nguồn vitamin B12 khá dồi dào. Chất dinh dưỡng này làm giảm nồng độ homocysteine là một loại axit amin trong cơ thể. Góp phần hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch, hạn chế cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não.

2.5. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Mực khô giúp tăng cường hệ miễn dịch, có sức đề kháng với bệnh tật, làm cho sắc mặt hồng hào khỏe khoắn hơn.

3. Cách làm mực sấy khô

Cách làm mực sấy khô

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Mực ống, Rượu trắng, Nước đá, Muối

3.2. Cách chọn mực ngon

Đầu tiên, bạn phải chọn những con mực còn tươi, chọn mực chắc thịt, sờ vào có độ đàn hồi, vỏ ngoài mực còn trắng và điểm đốm đen. Không nên chọn các con mực thịt nhão và bị rơi đầu ra.

3.3. Các bước làm mực khô

Bước 1. Sơ chế mực

Mực ống mua về, tách phần râu mực khỏi thân. Khi rút làm khéo tay để kéo cả nang mực ra ngoài. Tiếp đến, loại bỏ phần mắt và răng mực trong râu rồi rửa lại với nước sạch hoặc nước muối từ 2 – 3 lần.

Bước 2. Ngâm mực

Cho mực vào thau, thêm nước đá, muối, rượu trắng. Hoặc cho thêm vào vài lát gừng tươi ướp vào mực tạo mùi thơm. Dùng kéo cắt đôi bụng mực ra, ngâm vào hỗn hợp trên rồi đem rửa lại nước sạch, để ráo.

Bước 3. Sấy mực bằng máy sấy

Mực sau khi làm sạch xong, hãy xếp luôn lên các khay của máy sấy. Chú ý, dàn đều mực ra khay, không xếp chồng nhiều lớp cũng không nên xếp khít nhau. Như vậy thì mực mới khô nhanh và khô đều được.

Để mực sấy khô đạt chất lượng tốt nhất, nhiệt độ sấy chỉ nên cài đặt ở nhiệt độ 55ºC-65ºC, thời gian sấy thích hợp nhất là từ 12-15 giờ. Sấy mực ở nhiệt độ này thì chúng sẽ khô hoàn toàn. 

4. Cách bảo quản mực khô đúng cách đơn giản tại nhà

Bảo quản mực sấy khô

4.1. Bảo quản mực sấy khô trong tủ lạnh

Bảo quản mực khô ở điều kiện nhiệt độ thấp là tốt nhất. Chỉ việc cho phần mực khô vào tủ lạnh và dùng dần mà không sợ bị nấm mốc hay vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi bảo quản trong tủ lạnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cho túi mực vào trong các lớp báo chắc chắn. 

Bọc thêm túi bóng bên ngoài để đảm bảo không có mùi thoát ra bên ngoài. 

Nên bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh 

Mặc dù đây là cách tốt nhất để bảo quản mực sấy khô những thực phẩm càng để lâu thì mùi vị và chất dinh dưỡng sẽ càng bị mất đi nên cần lưu trữ trong thời gian nhất định tầm 4 tháng. 

4.2. Bảo quản khi không có tủ lạnh

Mang mực khô để ở vị trí thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm mốc, tránh ánh nắng mặt trời và ra xa các côn trùng. 

Nên thường xuyên mang mực khô ra phơi dưới nắng to để phần nước bay hơi dần và sẵn tiêu diệt những vi khuẩn nấm mốc đang rình rập xung quanh. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về mực sấy khô. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi!

Trả lời

Zalo
Phone