Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn để nuôi cá rô đồng

chăn nuôi cá rô đồng

Cá rô đồng là một loài sống ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao tuy rằng hơi nhiều xương. Kích thước cực đại của chúng có thể tới 250 mm.

1. Đặc điểm của cá rô đồng

Cá rô đồng có màu xanh từ xám đến nhạt. Phần bụng cá có màu sáng với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang.

Cá rô đồng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm.

Chúng còn có một cơ quan hô hấp đặc biệt dưới mang là mang phụ, cho phép chúng có thể hấp thụ được oxy trong không khí. 

Đặc điểm cá rô đồng

2. Chuẩn bị ao nuôi 

Diện tích ao từ khoảng 1000m2, độ sâu từ 1,5-2m

Ao gần nguồn nước sạch để dễ dàng khi thay nước và thêm nước trong quá trình nuôi

Bờ ao phải chắc chắn, không bị thất thoát nước, không để hang hốc và tránh để rô đồng vượt bờ. Mực nước trong ao khoảng 1,2 đến 1,5m là tốt nhất. Ở mực nước này các sinh vật đáy là thức ăn tự nhiên dễ dàng phát triển.

Trước khi thả cá ao phải được làm cạn nước, dọn sạch rong, cỏ và bắt hết cá tạp. 

3. Chọn cá giống

Cá giống là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quẩ nuôi cá có đạt hiệu quả hay không. Bởi vậy khi nuôi cá rô đồng chúng ta cần chọn những con cá rô có màu sắc sáng đẹp, cá bơi lội nhanh, không bị dị hình, không trầy da.

Cá giống có kích cớ từ 300-500con/kg, khoảng 3-5cm/con

Chọn cá giống có kích cớ đồng đều nhau, không bị mất lớp nhớt có trên da. 

chọn cá giống

 4. Nguồn thức ăn cho cá rô đồng 

4.1. Nguồn thức ăn

Cá rô đồng là loài động vật ăn tạp, nên chúng có thể ăn các loài động vật thân mềm như: cá con và thực vật, cây cỏ. 

Ngoài ra cá rô đồng còn ăn các loại phụ phẩm nông nghiệp như: tấm, cám, rau xanh, bột cá, cá tạp,…đề chế biến thức ăn cho cá ăn

Thức ăn cho cá

Thức ăn tự phối trộn cho cá cần đảm bảo hàm lượng đạm theo yêu cầu giai đoạn phát triển

>>Tham khảo công thức phối trộn thức ăn cho cá: https://congtybinhquan.com/cong-thuc-lam-vien-cam-noi-cho-ca-tom.html

máy làm cám viên nổi

4.2. Cách thức cho ăn 

Bà con có thể cho cá ăn thức ăn viên suốt quá trình nuôi hoặc thức ăn tự chế biến từ nguồn phụ phẩm

Lúc cá còn nhỏ, cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm trên 30%, lượng thức ăn 5 – 7% tổng trọng lượng cá, cho ăn 3 – 4 lần/ngày.

Khi cá lớn giảm dần hàm lượng đạm trong thức ăn, nhưng phải trên 25%, lượng thức ăn 2 – 3% tổng trọng lượng cá; cho ăn 2 lần/ngày.

Thức ăn phải đảm bảo hàm lượng đạm theo từng giai đoạn phát triển của cá và cho ăn liên tục đủ lượng vì nếu cho cá ăn không đủ chất và lượng cá sẽ chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi và không đạt hiệu quả.

Cho cá ăn một ngày 2 lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. 

5. Quản lý, chăm sóc

Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước để có những biện pháp xử lý kịp thời

Định kỳ kiểm tra đo các yếu tố môi trường đế có biện pháp xử lý kịp thời. 

Dùng nước vôi và muối hòa nước để phòng bệnh cho cá

Bổ sung thêm men tiêu hóa, vitamin để tăng khả năng tiêu hóa, và tăng sức đề kháng cho cá. 

6. Thu hoạch

Đối với thu hoạch cá rô đồng, chỉ sau khoảng 4- 5 tháng cá đạt cỡ 10con/kg là chúng ta có thể tiến hành thu hoạch, xuất bán cá được. 

7. Lưu ý khi nuôi cá rô đồng hiệu quả

Để nuôi cá rô đồng hiệu quả thì chúng ta nên chọn nuôi cá rô đồng trong ao lót bạt hay bể lót bạt để giúp cá nhanh lớn, tránh dịch bệnh, dễ dàng thu hoạch. 

Trên đây là bài viết về chăn nuôi cá rô đồng. Cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi bài viết!

 

Trả lời

Zalo
Phone